Nghệ sỹ Thanh Lê: Duyên nợ với nghệ thuật

“ Nghệ thuật nói chung, khó có thể so sánh ngành nào khó hơn, vất vả hơn ngành nào. Nhưng, nói đến diễn viên , ai cũng phải thừa nhận ngoài tài năng bẩm sinh, thì sự khổ luyện và trau dồi với nghề mới chính là cốt lõi của người nghệ sỹ chân chính." . Tha
“ Nghệ thuật nói chung, khó có thể so sánh ngành nào khó hơn, vất vả hơn ngành nào. Nhưng, nói đến diễn viên , ai cũng phải thừa nhận ngoài tài năng bẩm sinh, thì sự khổ luyện và trau dồi với nghề mới chính là cốt lõi của người nghệ sỹ chân chính." . Tha
Với khán giả mộ điệu của phim truyền hình Việt Nam, Bùi Thanh Lê chưa phải là cái tên quá quen thuộc, nhưng những ai đã từng tiếp xúc với cô gái có ánh mắt biết nói này, đều không thể quên.

Điểm danh một loạt vai chính của Bùi Thanh Lê trong phim truyền hình gần đây như: Những tia nắng ấm”, “Con mắt bão”, “Em nữa là 12”, không khó để thấy cánh cửa nghệ thuật thứ 7 đang mở rộng thênh thang với cô gái trẻ này. Ấy vậy mà, Thanh Lê lại tiếp tục gây cú “sốc” bất ngờ với người hâm mộ khi đột ngột rẽ ngang sang một lĩnh vực khác, tưởng như chả liên quan gì đến những vai diễn trước đó cô từng hoá thân - nghệ thuật tuồng.

Người yêu cô sẽ cho đó là sự táo bạo, mạo hiểm, liều lĩnh.

Người không thích cô sẽ cho đó là sự “gàn dở”, khi không tự mua dây buộc mình, mà “buộc” không khéo thì chẳng khác gì đánh đu với số phận.

Còn cô lại nghĩ: Cứ đánh cược 1 lần - đi ngược lại số đông để bảo vệ cái tôi nghệ sĩ của chính mình.

Những bộ xiêm y áo mão cân đai diêm dúa, những khuôn mặt được tô vẽ kỹ lưỡng cùng thứ ánh sáng ma mị của ánh đèn sân khấu của người nghệ sĩ tuồng đã khiến Thanh Lê bị mê hoặc từ giây phút đầu tiên xem trích đoạn “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” trên sân khấu nhà hát Tuồng Việt Nam.

Với người thuộc lớp trẻ, tuồng được xem là bộ môn “hàn lâm” khó xem, thế nhưng Thanh Lê chia xẻ : “Khi xem trích đoạn “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” – trích trong tác phẩm “Võ Tam Tư trảm hồ” của của cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu tại nhà hát Tuồng Việt Nam, tôi cảm thấy tức thở. Tôi yêu vẻ đẹp kiều mị của Hồ Nguyệt Cô, yêu bản tính trong trẻo, yêu trí tuệ và đặc biệt là trái tim khao khát yêu, khao khát sống của nàng..”

Nghệ sỹ Thanh Lê: Duyên nợ với nghệ thuật ảnh 1
Nhưng cô hiểu rằng: Đằng sau ánh hào quang đầy kiêu hãnh trên sân khấu ấy là cả sự kiên trì, nỗ lực bền bỉ. Cái giá phải trả chính là những giọt mồ hôi, có khi cả nước mắt của các thế hệ nghệ sĩ đàn anh đàn chị đi trước cho bộ môn nghệ thuật “hàn lâm” kén người xem bậc nhất này.

Vậy là cái nghiệp tưởng chừng không còn mấy ai mặn mòi cũng có người nối tiếp. “Chỉ vì quá mê đắm với vai diễn Hồ Nguyệt Cô” – Thanh Lê chia xẻ “Tôi không tin Hồ Nguyệt Cô ngu dại. Tôi tin nàng vì yêu mà dám cho đi tất cả. Trong tình yêu không có chuyện lừa gạt hay đánh đổi. Chỉ có những trái tim sẵn sàng cho mọi giá phải trả. .”

Những ngày này, Thanh Lê đang rốt ráo tập luyện để chuẩn bị ra mắt vở diễn “Nguyệt Hồ”. Đây có lẽ là 1 thách thức không hề nhỏ, 1 áp lực không hề đơn giản khi vở diễn này đã được nhiều nghệ sỹ gạo cội trong nghệ thuật tuồng biểu diễn: như NSND Đàm Liên, NSND Minh Gái  đã đạt đến đỉnh cao của nghề với vai diễn đã trở thành kinh điển trong vở tuồng “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo”.

Bởi vậy,  khi quyết định hoá thân vào vai diễn này, Thanh Lê gặp rất nhiều áp lực. Nhưng cô cũng tin tưởng rằng, đây là cơ hội quý để một diễn viên trẻ như cô được thử sức.  Và khi tận mắt chứng kiến cô gái với vóc dáng nhỏ nhắn ở ngoài đời, hóa trang lên sân khấu lại có sự tỏa sáng đặc biệt. Đó cũng chính là cái "duyên" sân khấu trời cho, không phải diễn viên nào cũng có được. Có lẽ như Thanh Lê đã từng chia sẻ: “Vì quá yêu vai diễn Hồ Nguyệt Cô, mà đã trăn trở rất nhiều để tìm ra lối diễn mới, nhiều năng lượng và sức hấp dẫn hơn, trau chuốt từng lời thoại dù ít nhưng cũng phải đậm chất thơ.. Có như vậy mới đủ sức hút đối với khán giả..” Không ỷ lại vào sắc vóc vốn có cùng vốn liếng là những vai diễn đã thành danh, Thanh Lê tâm niệm một điều rằng : để tiệm cận với bộ môn nghệ thuật dân tộc  này là cả một chặng đường khổ luyện nhọc nhằn. Cô dốc tâm sức tìm hiểu, luyện tập những làn điệu, vũ đạo của nghệ thuật tuồng cùng NSND Lê Tiến Thọ và NSND Minh Gái, những cây đa cây đề của nghệ thuật tuồng truyền thồng. Cô chia sẻ : “Để soạn một kịch bản từ tuồng cổ không hề đơn giản, đến khi đưa lên sân khấu đòi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp, từ hình thức của vở, tạo hình nhân vật, yếu tố mỹ thuật sân khấu, âm nhạc đương đại.. cần phải được xử lý vô cùng khéo léo. Cũng may, tôi được sự định hướng và giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô anh chị đi trước trong bộ môn nghệ thuật “hàn lâm” và sang trọng bậc nhất này”.
Nghệ sỹ Thanh Lê: Duyên nợ với nghệ thuật ảnh 2

Dù thể nghiệm đến đâu thì cuối cùng tôi cũng quay về với vốn văn hóa của cha ông. Và tôi có niềm tin, tin vào những giá trị truyền thống của bộ môn nghệ thuật tuồng cổ này sẽ đến gần với khán giả”.  Thanh Lê mỉm cười chia sẻ

Ý thức mình đến với loại hình nghệ thuật tuồng là thế hệ đi sau, nên cô vẫn cứ bền bỉ làm việc, học hỏi và mong những đóng góp nhỏ bé của mình có giá trị trong bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Và quan trọng nhất là giữ được "lửa nghề".

Không chỉ bằng lòng với những vai diễn, Thanh Lê còn khiến khán giả thích thú khi sẽ trở thành nhà biên kịch cho các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống trong bối cảnh các nhà biên kịch tâm huyết với những làn điệu chiều, tuồng.. chỉ còn lại thưa thớt vài ba người. Vẫn một nỗi niềm trăn trở đau đáu ấy, Thanh Lê nhẹ nhàng chia sẻ như tự nói với lòng mình : Duyên nợ với nghệ thuật sân khấu như chính cái kiếp tằm nhả tơ mà người ta hay ví von cho người nghệ sĩ: “Dù cho núi lỡ non mòn, con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.