Cuộc thi Sáng kiến Công nghệ TechGenius

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Chung kết cuộc thi “Sáng kiến Công nghệ TechGenius” được tổ chức sáng Chủ nhật ngày 5/12/2021 bởi báo Hoa Học Trò và Đại học RMIT đã tìm ra những “thủ lĩnh công nghệ” xuất sắc thông qua những dự án triển vọng của các bạn.

10 đội thi - 10 sáng kiến đóng góp cho cộng đồng

Trước vòng Chung kết cuộc thi “Sáng kiến Công nghệ TechGenius”, Giáo sư Brett Kirk (Trưởng khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam) đã “đặt mục tiêu”: “Các “thủ lĩnh công nghệ” sẽ giúp giải quyết những vấn đề thực tế của xã hội”. Đúng theo kỳ vọng, 10 đội thi đã mang đến 10 đề tài “đánh” thẳng vào các khó khăn hay gặp phải trong cuộc sống thường ngày, thể hiện chuyên môn kỹ thuật và mối quan tâm sâu sắc của thế hệ trẻ với sự phát triển của xã hội.

Bảng IT gồm 5 đội là HDK (trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum), Anonymous (trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội), TDN 2023 và Mentoire (trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM), RMIT (trường THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Đoàn Kết, THPT Đào Duy Từ, Hà Nội). Tất cả đều sở hữu những ứng dụng, phần mềm phục vụ nhu cầu thực tiễn của cộng đồng. Hơn thế nữa, sản phẩm của các đội không còn là bản demo mà đều được lập trình và thiết kế giao diện như một phần mềm hoàn chỉnh.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 1

Đội thi HDK mang đến phần mềm phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính, ứng dụng thiết bị cảm biến cử chỉ để đọc ký hiệu nhanh và chuẩn xác.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 2

Đội thi Anonymous mang đến một ứng dụng điện thoại với những tính năng tương tự đôi mắt, giúp người dùng không chỉ nhận diện được các đồ vật và văn bản mà còn biết ước lượng khoảng cách và “đọc vị” cảm xúc của người đối diện.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 3

Đội thi Mentoire thực hiện trang web cho phép người dùng tìm kiếm người hướng dẫn (mentor) cho việc học, sắp xếp thời gian biểu và deadline

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 4

Đội thi RMIT với ứng dụng học tập VNBooks, được thiết kế để thay thế toàn bộ sách giáo khoa, tập ghi chép hay sổ báo bài.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 5

Đội thi TDN2023 đánh vào hiện trạng ô nhiễm ánh sáng cấp bách hiện nay để cho ra đời ứng dụng kiểm tra “sức khỏe” của bầu trời tại từng địa phương.

Hạng mục Engineer cũng không kém cạnh với 5 đội thi B6-PN (trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM), Need Money (trường THPT Marie Curie, TP.HCM), The Invincibles (trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành - ĐHSP Hà Nội), WikiHi (trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) và WP Team (trường THPT Sơn Tây, Hà Nội).

Đội thi The Invincibles “trình làng” thiết bị CASS giúp cải thiện tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 6
Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 7

WP Team đem đến giải pháp triệt để cho vấn để ô nhiễm nước, đó chính là robot nhặt rác thông minh ở môi trường sông suối.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 8

Đội WikiHi chạm đến chủ đề COVID-19 vô cùng thời sự khi sáng chế chiếc máy điểm danh thông minh qua nhiệt độ cơ thể, ngày giờ, và cả việc đeo khẩu trang.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 9

Đội thi Need Money ứng dụng giải pháp công nghệ vào kiến trúc với sáng kiến thang máy thông minh giúp giải quyết nỗi bất an về vệ sinh và an toàn khi di chuyển thang máy công cộng.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 10

Phần thi của đội B6-PN kết thúc Bảng Engineer trọn vẹn với một thiết bị đảm bảo sức khỏe thị lực của học sinh khi học trực tuyến “trường kỳ”.

Không chỉ thuyết phục Ban giám khảo bằng những ý tưởng đột phát, đề tài thực tiễn, mang tính chuyên môn cao, các đội thi còn gây ấn tượng bởi phong thái tự tin và bình tĩnh đáng nể. Trong suốt cuộc thi, các bạn phải vừa làm việc bằng tiếng Anh, tiếp xúc với nhiều kiến thức chuyên ngành STEM, vừa phải “gánh” thêm phần thuyết trình, thiết kế video. Ngoài ra, kỹ năng bao trùm cả cuộc thi là quản lý bản thân và quản lý nhóm cũng được các bạn áp dụng triệt để. Đây chính là những kỹ năng quan trọng cần có của những nhà lãnh đạo tương lai.

Kết quả chung cuộc gọi tên...

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 11

Vòng Chung kết TechGenius đã tìm ra những gương mặt sáng giá

Giải Nhất, hạng mục IT: HDK (trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum) và Anonymous (trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).

Giải Nhất, hạng mục Engineer: The Invincibles (trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, ĐHSP Hà Nội) và WP Team (trường THPT Sơn Tây, Hà Nội).

Mỗi thành viên giải Nhất được nhận một chiếc iPad (tổng trị giá 30.000.000 VNĐ/ đội). Trường có đội đạt giải Nhất cũng nhận được phần thưởng trị giá 20.000.000 VNĐ/ trường.

Giải Nhì, hạng mục IT: Mentoire và TDN2023 (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM).

Giải Nhì, hạng mục Engineer: WikiHi (trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) và Need Money (trường THPT Marie Curie, TP.HCM).

Mỗi thành viên giải Nhì được nhận một chiếc Smartwatch (tổng trị giá 10.000.000 VNĐ/ đội). Trường có đội đạt giải Nhì cũng nhận được phần thưởng trị giá 10.000.000 VNĐ/ trường.

Giải Khuyến khích: RMIT (trường THPT Ngô Thì Nhậm, trường THPT Đoàn Kết, trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội) và B6-PN (trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM).

Giải Đội được yêu thích: TASK (trường THPT Sơn Tây, Hà Nội) và RMIT (trường THPT Ngô Thì Nhậm, trường THPT Đoàn Kết, trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội). Mỗi thành viên được nhận một chiếc True wireless earbuds (tổng trị giá 5.000.000 VNĐ/ đội).

Tương lai rộng mở của các “thủ lĩnh công nghệ”

Cuộc thi “Sáng kiến công nghệ TechGenius” được tổ chức xuyên suốt hơn 8 tháng, đặc biệt là trong giai đoạn giãn cách vì dịch bệnh nên tất cả các vòng thi và phần làm việc của thí sinh hoàn toàn diễn ra trực tuyến. Tuy nhiên, các đội vẫn nhìn thấy những ý tưởng sáng tạo từ cuộc sống thường ngày và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có để thực hiện sản phẩm.

Theo giám khảo Hoàng Viết Tiến (Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam kiêm Trưởng cố vấn chiến lược của Insider), một số sản phẩm dự thi đã đạt đến mức sản phẩm hoàn thiện, ứng dụng vào thực tế hay thương mại hóa đều được.

Với kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm về xu hướng việc làm của nhóm ngành công nghệ, giáo sư Brett Kirk nhận thấy khả năng sáng tạo và làm việc nhóm là hai kỹ năng chủ đạo của các thủ lĩnh công nghệ. Đây cũng là động lực tổ chức cuộc thi “Sáng kiến công nghệ TechGenius” dành riêng cho học sinh cấp Ba - thế hệ kỹ sư tiềm năng của Việt Nam. Bên cạnh các buổi huấn luyện kỹ năng chuyên môn theo giáo trình quốc tế từ Đại học RMIT, cuộc thi còn tạo ra môi trường học tập cởi mở thông qua các hoạt động làm việc nhóm và thực hành. Hơn hết, teen được học từ trải nghiệm thực tế - mô hình hiệu quả nhất để tìm ra đam mê và định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Nhìn dàn thí sinh bước ra từ cuộc thi “Sáng kiến công nghệ TechGenius” đã “thu phục” được bộ công cụ cốt lõi của một thủ lĩnh công nghệ tiềm năng, giáo sư Brett Kirk vô cùng phấn khởi về tương lai của ngành khoa học công nghệ Việt Nam và tin rằng các kỹ sư “tập sự” này sẽ tạo ra những bước tiến vượt trội trong tương lai.

Cuộc thi được đánh giá là sân chơi bổ ích góp phần nuôi dưỡng các tài năng công nghệ trẻ cũng như xây dựng đội ngũ các nhà lãnh đạo về khoa học, công nghệ tương lai cho Việt Nam.

Nghe Gen Z bàn chuyện “cứu thế giới” nhờ các sáng kiến công nghệ tại Chung kết TechGenius ảnh 15
MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm