Ngày nóng, uống bột sắn dây cần biết những điều này để khỏi 'hạ độc' cơ thể
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Bột sắn dây là đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo không phải ai cũng nên uống bột sắn dây và khi uống cũng cần lưu ý một số 'đại kỵ' sau để không gây độc cho cơ thể.
Bột sắn dây là thức uống thích hợp để giải nhiệt ngày hè. Với công dụng giải nhiệt, giải độc, bảo hộ tế bào gan, hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu. Ngoài ra, bột sắn dây còn chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy...
Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
Với trẻ em
Theo các chuyên gia, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn. Theo bác sỹ cao cấp y học cổ truyền, Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây sống có tính hàn trẻ nhỏ uống nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn. Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận cơ thể của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
Theo bác sỹ cao cấp y học cổ truyền, Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây sống có tính hàn trẻ nhỏ uống nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn. Ảnh minh họa: Internet
TS. BS Phan Bích Nga, GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng cũng cho biết, những sai lầm thường gặp của phụ huynh trong ngày nóng là cho con ăn, uống bột sắn… thay vì ăn bột, cháo vì nghĩ trẻ giống mình. Trong khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi đang phát triển mạnh về chiều cao, cân nặng nên cần ăn uống đủ chất hơn thế. Bởi bột, cháo nấu cho trẻ thông thường luôn đủ 4 nhóm chất (đạm, protein, lipit, vitamin) trong khi các loại khoai, sắn… lại có nhiều thành phần kém hấp thu vi chất còn các loại hạt (đỗ, sen…) cho vào cháo cũng gây lâu tiêu, ít năng lượng khiến trẻ chậm lớn.
Với thai phụ
Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể làm mệt mỏi hơn. Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.
Những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây. Ảnh minh họa: Internet
Bột sắn dây pha cùng mật ong có thể gây chết người? Lương y Bùi Hồng Minh, thuộc Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết bản thân ông đã từng thử nghiệm bột sắn dây và mật ong và có bị đầy bụng, đau bụng. Chính vì thế, lương y Minh khuyến cáo nên hạn chế dùng hai sản phẩm này với nhau. Các sách Đông y dược cũng đưa ra khuyến cáo những thực phẩm kỵ nhau, trong đó có mật ong và bột sắn dây. Nhưng thông tin cho rằng kết hợp hai loại này với nhau dẫn đến đột tử thì không đúng. Tại phòng khám của lương y Minh cũng có người hằng ngày đang uống bột sắn dây pha nước ấm, thêm chút mật ong. Khi uống, cơ địa của người nào không hợp thì người đó có thể bị đau bụng, khó chịu. Khi uống, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội. Theo lương y Minh, mật ong không phải là một chất do con ong bài tiết ra mà chủ yếu là mật hoa được ong chế biến và cô đặc lại. Trong mật hoa, tỷ lệ nước lên tới 40% còn trong mất ong, tỷ lệ nước chỉ có 15-20%. Thành phần mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau. Mật ong thường có 60-70 % là glucozo, ngoài ra còn có đường fructoza và một số vitamin, vi lượng, hoạt chất sinh học. Mật ong là một vị thuốc. Mật ong có thể giảm giảm độ đậm đặc của axit dạ dày và làm cho vết thương dạ dày lành nhanh hơn, giảm tình trạng đau loét dạ dày. Những người cơ thể đang bị hàn không nên sử dụng mật ong và bột sắn dây vì bột sắn dây có tính hàn.
Lương y Vũ Quốc Trung thuộc Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết, theo tìm hiểu của ông, trong đông y, hai vị thuốc sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm tương phản nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Nói về bột sắn dây và mật ong đại kỵ, lương y Vũ Quốc Trung thuộc Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng, Hà Nội chia sẻ ông nhận được rất nhiều câu hỏi về điều này. Theo lương y Trung, ngay cả thuốc người ta cũng phải sử dụng theo bài vì có thể khắc chế lẫn nhau. Bởi lẽ, mỗi loại thuốc, thực phẩm đều có các thành phần khác nhau nên có tính chất tác động khác nhau khi ăn uống. Tuy nhiên, lương y Trung cho biết theo tìm hiểu của ông, trong đông y, hai vị thuốc sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm tương phản nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, khi dùng bột sắn dây cần lưu ý những điều sau Không ăn quá nhiều Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và chỉ nên cho 1 chút đường. Không nên ướp bột sắn với hoa bưởi Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể. Không pha quá nhiều đường Nếu dùng bột sắn dây giải rượu, bạn nên pha thêm một chút muối cho dễ uống, trường hợp uống đường thì chỉ nên pha vừa đủ ngọt man mát, vì bột sắn dây pha thêm nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe.
Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể làm mệt mỏi hơn. Ảnh minh họa: Internet
Không nên uống sống Không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín vì sắn dây có tính hàn dễ gây lạnh bụng. Cách phân biệt bột sắn dây nguyên chất Bột sắn dây thật là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Bột sắn dây sau khi tan ra lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có hạt sạn nào cả. Ngược lại, nếu là bột sắn dây giả, bột có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.
TPO - Ngày 9/10, tại TPHCM, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học Quan điểm, giải pháp thực hiện bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.
TPO - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khu vực doanh nghiệp đề xuất khoan thăm dò không thuộc khu vực cấm, khu vực thuộc đất quốc phòng an ninh, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Vấn đề ô nhiễm môi trường hay không do Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đánh giá, việc xem xét cấp phép hay không do Trung ương quyết định.
TPO - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp có thẩm quyền xét duyệt cho phép đi nước ngoài về việc công không quá 2 lần trong một năm. Trường hợp đặc biệt phải đi nước ngoài về việc công hơn 2 lần/năm phải được cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm.