Ngành dệt may sau 2 năm gia nhập WTO

Ngành dệt may sau 2 năm gia nhập WTO
TPO - Dù có nhiều biến động và sự dịch chuyển rõ rệt của thị trường dệt may thế giới, các quan chức ngành dệt may Việt Nam cho biết vẫn đặt mục tiêu 10- 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010.
Ngành dệt may sau 2 năm gia nhập WTO ảnh 1
Ngành dệt may được coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Những cơ hội, thách thức cho sự phát triển ngành dệt may Việt Nam đã được đặt ra và trao đổi tại Hội thảo đánh giá tác động hội nhập hai năm sau khi ra nhập WTO diễn ra sáng nay, 18/11, tại Hà Nội.

Hội thảo do Bộ công thương, Học viện chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại, Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, công ty Thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức.

Theo TS Thạch Bích Hợp, VCCI, những khó khăn và thách thức mà ngành dệt may đã và đang phải đối mặt vẫn là vấn đề tài chính, tiền tệ mất giá, trả lại sản phẩm, chế tài do vi phạm hợp đồng (chậm đơn hàng…), qui định pháp lý của mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề thiếu lao động và lao động có chuyên môn cao.

Tính đến cuối năm 2007, riêng ngành dệt may Việt Nam có khoảng hớn 2000 doanh nghiệp với trên 2 triệu lao động. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 7,8 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2004 và xếp thứ 9 trong các nước xuất khẩu ngành hàng may mặc trên thế giới.

Cho đến năm 2008 mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đặt ra là 9,5 tỷ USD. 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 6,8 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%.

MỚI - NÓNG