Ngành Dầu khí đang đẩy mạnh thăm dò trong nước

Ngành Dầu khí đang đẩy mạnh thăm dò trong nước
TP - Năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Ngành Dầu khí đang đẩy mạnh thăm dò trong nước ảnh 1
Lắp đặt thiết bị công nghệ tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất Ảnh: Thanh Long

Doanh thu toàn Tập đoàn đã đạt 240.740 tỷ đồng, bằng 18,4% tổng giá trị GDP của cả nước, tăng 22% so với năm ngoái; nộp ngân sách Nhà nước 82.120 tỷ đồng (đạt 137% kế hoạch năm), chiếm 27,8% tổng thu ngân sách quốc gia. 

Được xác định là Tập đoàn kinh tế với tiềm lực vốn, tài chính dồi dào nên lãnh đạo PetroVietnam rất tự tin sẽ có đủ thực lực để đầu tư phát triển ngành dầu khí lớn mạnh.

Minh chứng cho điều này có thể thấy rõ ở mức vốn hóa nhiều công ty thành viên tăng lên hàng chục lần sau khi bán đấu giá cổ phần, cũng như niềm tin vào sự thành công của các công ty đã được cổ phần hoá như Công ty Cổ phần Tài chính dầu khí (PVFC), Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí...

Các doanh nghiệp thành viên của PetroVietnam đã tổ chức quản lý vận hành an toàn, ổn định các hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông-Bạch Hổ, Nam Côn Sơn và đưa đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau vào vận hành, đồng thời tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng của công nghiệp khí phục vụ cho các nhà máy sản xuất điện, đạm, các ngành công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng.

Các hoạt động dịch vụ dầu khí là thế mạnh của PetroVietnam đã có bước phát triển mới đa ngành, đa sở hữu trong các lĩnh vực kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu, dịch vụ tổng hợp, bảo hiểm dầu khí, dịch vụ khoan dầu khí... đạt 40.000 tỷ đồng, bằng 19,5% tổng doanh thu toàn ngành.

Nỗ lực đảm bảo tiến độ

Mặc dù nhiều ý kiến còn lo ngại là dù Tập đoàn có những thành công trong đổi mới doanh nghiệp như vậy, nhưng nhiều dự án lớn và trọng điểm quốc gia được Nhà nước giao làm chủ đầu tư, trong đó có Dự án lọc dầu Dung Quất lại đang bị chậm tiến độ.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Đinh La Thăng khẳng định, các dự án trọng điểm của Nhà nước về dầu khí, trong đó có Dự án Dung Quất không bị chậm tiến độ so với kế hoạch của năm 2007.

Hầu hết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đều được tháo gỡ kịp thời, vì vậy tiến độ triển khai đã được cải thiện so với những năm trước.

Ông Đinh La Thăng khẳng định, cả Tập đoàn đang nỗ lực với mục tiêu Nhà máy lọc dầu Dung Quất có sản phẩm vào tháng 2/2009 đúng yêu cầu tiến độ của Nghị quyết Quốc hội đề ra. Hơn một năm qua, tiến độ thực hiện các gói thầu thuộc Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã và đang được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, so với kế hoạch chung, một số hạng mục cụ thể vẫn đang bị chậm tiến độ. Gói thầu EPC số 1+4 và 2+3 đã thực hiện đạt khoảng 85% khối lượng công việc, vẫn chậm 9%, trong khi công tác thi công xây dựng trên công trường mới đạt 49,2%, công tác lắp đặt ống công nghệ, kết cấu thép và thiết bị công nghệ chỉ đạt 27-58%. Tương tự, gói thầu 5B không đạt tiến độ điều chỉnh đề ra, nhà thầu tiếp tục lùi thời hạn bàn giao các hạng mục đến cuối tháng 1/2008...

Gói thầu 5A được thực hiện đúng tiến độ nhất, đến hết tháng 12/2007 nhà thầu nỗ lực thi công với công suất 110-120% kế hoạch. Hiện nhà thầu đã hoàn thành 500m đầu đê chắn sóng đến độ cao thiết kế 10m. Kế hoạch năm 2008 là hoàn thành toàn bộ đê chắn sóng đến cao trình 10m, bảo vệ, trợ giúp công tác thi công trong mùa mưa bão.

Nhiều dự án chờ đợi

Đối với dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, việc đàm phán với các đối tác nước ngoài cũng đã gặp nhiều khó khăn khách quan, đặc biệt là do chi phí tăng cao.

PetroVietnam đã dự kiến hai phương án để trình Chính phủ: Thứ nhất là tiếp tục đàm phán với đối tác nước ngoài; thứ hai là tự đầu tư trong nước. Tuy nhiên, phương án hai vẫn được đánh giá là khả quan.

Cả hai yếu tố cần thiết cho phương án hai đều đã hội tụ được là vốn và nguồn cung dầu thô (đã tìm được 5 cổ đông chiến lược trong nước và hai đối tác nước ngoài cung cấp dầu thô trong vòng 30 năm).

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - PV Power (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đang tổ chức thực hiện đầu tư Dự án Thuỷ điện Luông Pha Băng (Lào) với tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Dự án có công suất quy hoạch 1.410 MW trên dòng chính sông Mê Kông, sản lượng điện hàng năm dự tính từ 7-8 tỷ KWh/năm; hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT. 

Hiện nay, công tác khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình Thuỷ điện Luông Pha Băng đang được tiến hành khẩn trương và dự kiến kết thúc vào giữa tháng 4/2008 với công việc chính là khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, đánh giá tài nguyên khoáng sản lòng hồ, nghiên cứu động đất và một số chuyên ngành khác.

Công trình dự kiến thi công trong 7 năm và chính thức đưa vào vận hành trong năm 2014. Khi nhà máy hoàn thành, điện thương phẩm sẽ được bán tại Lào và truyền tải về Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.