Ngành Công nghệ Thông tin (IT) chưa bao giờ “hạ nhiệt”

TS. Đặng Việt Hùng - Trưởng Khoa CNTT
TS. Đặng Việt Hùng - Trưởng Khoa CNTT
Là một ngành học “hot” nên các trường đại học đào tạo Công nghệ Thông tin (CNTT) không bao giờ phải lo thiếu sinh viên trong mỗi mùa tuyển sinh. Tuy nhiên, đào tạo như thế nào để sinh viên tốt nghiệp có tay nghề giỏi, có cơ hội việc làm cao mới là bài toán khó hơn. Với hơn 23 năm đào tạo CNTT và hợp tác với các đại học, đối tác CNTT hàng đầu thế giới, ĐH Duy Tân đã trở thành địa chỉ nằm lòng để các doanh nghiệp đến “chiêu mộ” nhân tài IT ngay khi còn trên ghế nhà trường

Tìm đến “đại bản doanh” đào tạo các IT tài năng của ĐH Duy Tân, chúng tôi đã có buổi trò chuyện cùng TS. Đặng Việt Hùng - Trưởng Khoa CNTT về các vấn đề xung quanh ngành CNTT để các em học sinh có thể tiếp cận thông tin sâu hơn về ngành học này trong Mùa tuyển sinh 2018.

CNTT là liên quan đến máy tính, là phần cứng, phần mềm. Tuy nhiên, ngành học này có rất nhiều chuyên ngành nhỏ liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể khác nhau nữa. Thầy có thể giúp các em học sinh hiểu rõ thêm về ngành học không?

TS. Đặng Việt Hùng: Các bạn có thể hiểu CNTT (IT-Information Technology) là việc sử dụng các công nghệ vào việc kiến tạo, xử lý, truyền dẫn, lưu trữ và khai thác thông tin. Ba yếu tố cốt lõi của CNTT là: Máy tính, Mạng máy tính/Internet, và Phần mềm.

Hiện nay, ĐH Duy Tân đào tạo 5 chuyên ngành CNTT gồm:

·        Kỹ thuật Mạng,

·        Công nghệ Phần mềm,

·        Hệ thống Thông tin Quản lý,

·        An ninh mạng, và

·        Big Data & Machine Learning (là ngành học mới trong mùaTuyển sinh 2018).

Lý do mà ngành học này vẫn chưa chịu “hạ nhiệt” suốt hơn thập kỉ qua, thưa thầy?

 TS. Đặng Việt Hùng: Có thể nói CNTT là “hơi thở” của cuộc sống hiện đại. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó dường như bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần tới sự góp mặt của CNTT. Trong thời đại Công nghệ 4.0, mạng xã hội và các thiết bị di động cũng đang ở thời kỳ đỉnh cao, nên cần có một nền tảng CNTT chung vững chắc hơn. Vậy nên, để có thể liên tục vận hành, phát triển các hệ thống và các ứng dụng CNTT, đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực CNTT rất lớn cho hôm nay và nhiều năm tới nữa.

Vậy sinh viên lựa chọn ngành CNTT ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm cũng như chính sách lương bổng hấp dẫn. Tuy nhiên, càng nhiều nhân lực giỏi thì nguy cơ bị đào thải càng cao khi lớn tuổi hơn. Theo thầy, sinh viên cần phải chuẩn bị những gì để không bị nghề đào thải?

TS. Đặng Việt Hùng: Khả năng và tinh thần tự học là điều bất kỳ một sinh viên CNTT nào cũng cần phải có vì ngoài những kiến thức nền tảng được thầy cô cung cấp, các bạn còn phải tự học rất nhiều. Ngay cả khi đã đi làm, các bạn vẫn phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới thì mới theo kịp thời đại. Ở ĐH Duy Tân, các bạn sinh viên được các thầy cô yêu cầu tinh thần tự học ngay từ những năm đầu. Các bạn phải trau dồi tiếng Anh để có thể đọc hiểu được những tài liệu nước ngoài, để có thể tự tin tham gia các cuộc thi quy mô toàn cầu nhằm“cọ sát” và nâng cao trình độ. Đặc biệt hơn cả, ĐH Duy Tân chú trọng việc giảng dạy kỹ năng quản lý các loại hình dự án CNTT, nên cơ hội thăng tiến lên những vị trí quản lý IT của các bạn là được đảm bảo, ít phải lo việc “đuối sức” trước các lực lượng làm CNTT trẻ tuổi hơn khi cả bạn bước qua ngưỡng 40 tuổi sau này.

Ngành Công nghệ Thông tin (IT) chưa bao giờ “hạ nhiệt” ảnh 1 Sinh viên Duy Tân học CNTT trong các phòng máy có cấu hình cao

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn phải mất thời gian và chi phí để đào tạo lại khi tuyển dụng những sinh viên CNTT vừa mới tốt nghiệp. Vậy ĐH Duy Tân đã làm những gì để cải thiện tình trạng này?

TS. Đặng Việt Hùng: Bên cạnh việc hợp tác với Đại học Carnegie Mellon (CMU) - 1 trong 4 đại học hàng đầu về CNTT ở Mỹ (theo U.S. News 2017) để triển khai các chương trình chuẩn quốc tế về Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và An ninh Mạng, nhà trường còn "bắt tay" với các doanh nghiệp để tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, tư vấn về nghề nghiệp cho sinh viên CNTT. Những công ty CNTT nổi tiếng như Axon, Enclave, FPT, IBM,... hàng năm đều tổ chức những buổi tuyển dụng trực tiếp tại ĐH Duy Tân. Hiện có rất nhiều sinh viên năm cuối của trường đang là thực tập sinh và đã được đảm bảo việc làm khi tốt nghiệp tại các công ty này.

CNTT là ngành học “hot” nhưng có rất ít nữ sinh theo học. Tuy nhiên, thời gian gần đây, rất nhiều giải thưởng CNTT đã được trao cho phái nữ. Thầy có thể chia sẻ về cơ hội học ngành này với các thí sinh là nữ giới?

TS. Đặng Việt Hùng: Ngành học nào cũng vậy, chỉ cần các bạn có đam mê thì dù là nam hay nữ thì cũng sẽ phù hợp. Thậm chí, nữ giới còn có nhiều thế mạnh nổi trội hơn nam giới trong công việc với sự tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo của mình. Thực tế, tại ĐH Duy Tân cho thấy hầu hết các nữ sinh viên ngành CNTT đều có thành tích học tập rất tốt. Điển hình như bạn Nguyễn Thu Quỳnh từng được Trung ương Đoàn trao tặng danh hiệu Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin năm 2012 khi còn là sinh viên năm 3 ĐH Duy Tân.

Mặc dù khởi nghiệp trong ngành CNTT đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người, trong đó có cả sinh viên mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, khởi nghiệp như thế nào vẫn là một bài toán mà không phải ai cũng có thể giải thành công. Thầy có thể chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này không ạ?

TS. Đặng Việt Hùng: Nền tảng Công nghệ Di dộng đặc biệt là smartphone, các thiết bị đeo, điện toán đám mây,... đang tạo ra làn sóng cơ hội cho những người trẻ khởi nghiệp. Số vốn để khởi nghiệp trong ngành CNTT không đòi hỏi quá nhiều, từ vài nghìn đến vài trăm nghìn USD, thậm chí có khi không mất đồng nào như Nguyễn Hà Đông (tác giả của game Flappy Bird từng được tải đến 2-3 triệu lượt mỗi ngày trên toàn cầu). Quan trọng nhất cho thành công với khởi nghiệp trong CNTT là năng lực bản thân và các ý tưởng độc đáo.

ĐH Duy Tân nổi tiếng là một trong những “lò” đào tạo CNTT đỉnh cao của cả nước với chương trình Tiên tiến và Quốc tế. Sinh viên ra trường có năng lực IT cực “chất” và luôn được nhiều doanh nghiệp “săn đón”. Thầy có thể chia sẻ bí quyết khiến các Chương trình Tiên tiến và Quốc tế chuẩn CMU của Đại học Duy Tân luôn “hot”?

TS. Đặng Việt Hùng: Với số lượng 100% sinh viên CMU có việc làm trước khi tốt nghiệp, các bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng đào tạo của chương trình Tiên tiến và Quốc tế chuẩn CMU tại ĐH Duy Tân. Sinh viên theo học chương trình này sẽ được ĐH Carnegie Mellon cấp từ 18 đến 24 chứng chỉ hoàn thành môn học. Và tất nhiên những môn học đó các bạn sẽ phải học và thi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều này giúp các bạn sinh viên không chỉ có kiến thức CNTT vững chắc mà còn có khả năng Anh văn chuyên ngành cực “chất”!

Mùa Tuyển sinh 2018, ĐH Duy Tân quyết định trao các Học bổng sau cho các thí sinh theo học ngành CNTT tại trường:

•             Học bổng Tài năng: 20 suất/ngành, 10 suất Toàn phần và 10 suất Bán

phần, cho những thí sinh đăng ký theo học ngành Big Data & Machine Learning có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc Gia >=24 điểm (toàn phần) hoặc >= 22 điểm (bán phần).

•             15 suất học bổng của Hãng máy bay Boeing trị giá 20.000.000 VNĐ/

suất cho sinh viên đăng ký học Chương trình Tiên tiến và Quốc tế chuẩn CMU.

•             Cùng nhiều “gói” học bổng khác như:

o   Học bổng Duy Tân,

o   Học bổng Học sinh trường Chuyên,

o   Học bổng Ưu tiên tuyển Trực tiếp,

o   Học bổng Xét tuyển Học bạ,…

trong tổng số 2.400 suất học bổng với tổng giá trị hơn 15 tỉ đồng dành cho các bạn đăng ký vào ĐH Duy Tân nói chung.

Ngành Công nghệ Thông tin (IT) chưa bao giờ “hạ nhiệt” ảnh 2  

Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Công nghệ Thông tin của ĐH Duy Tân tại đây: Ngành CNTT

Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân

254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391

Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn

Email: tuyensinh@duytan.edu.vn
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.