Ngân vang câu hát Bài chòi tại Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
Nghệ nhân ưu tú Hồ Thanh Châu và Nghệ nhân Huyền Tân trình diễn các tiết mục hô hát Bài chòi tại ngày hội. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Nghệ nhân ưu tú Hồ Thanh Châu và Nghệ nhân Huyền Tân trình diễn các tiết mục hô hát Bài chòi tại ngày hội. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
TPO - Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2021 nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của thành phố Đà Nẵng, góp phần đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng.

Chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), ngày 21/11, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2021”.

Ngày hội diễn ra với hai hoạt động chính gồm: Chương trình nghệ nhân trao truyền “Ngân vang câu hát Bài chòi” và chương trình giáo dục trải nghiệm theo hình thức tour tham quan “Dạo bước sông Hàn”.

Tại chương trình Nghệ nhân trao truyền “Ngân vang câu hát Bài chòi”, các khán giả đã được nghe Nghệ nhân ưu tú Hồ Thanh Châu và Nghệ nhân Huyền Tân của Câu lạc bộ Bài chòi Sông Hàn trình diễn các tiết mục hô hát Bài chòi; được giao lưu với nghệ nhân; tham gia các mini game, tập hô hát Bài chòi và làm thẻ Bài chòi.

Ở chương trình tour tham quan “Dạo bước sông Hàn”, người chơi sẽ ngược dòng thời gian trở về với thành phố Đà Nẵng trong quá khứ, thông qua hành trình khám phá tại Bảo tàng Đà Nẵng và các di sản ở khu vực phụ cận, với 5 điểm dừng chân. Người chơi sẽ được nghe những câu chuyện về Đà Nẵng từ buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 -1860), cho đến ngày Pháp chuyển giao chính quyền cho cách mạng thông qua những tư liệu, hiện vật được gìn giữ và trưng bày tại Bảo tàng cũng như qua các di sản đang còn hiện hữu.

Chương trình Ngày hội là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). Qua chương trình nhằm thực hiện công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của thành phố Đà Nẵng, góp phần đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của toàn thể cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, với mong muốn thay đổi cách tiếp cận di sản văn hóa cho giới trẻ bằng các hình thức mới, vui tươi và hấp dẫn hơn thông qua những trải nghiệm thực tế.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.