Ngân hàng Nhà nước cử người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Quyết định của Thống đốc về việc cử người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV.

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cử ông Đặng Văn Tuyên - Thành viên Hội đồng quản trị BIDV nhiệm kỳ 2022 - 2027 - làm người đại diện 30% phần vốn Nhà nước tại BIDV, từ ngày 28/4.

Ngân hàng Nhà nước cử người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV ảnh 1

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, Phó Bí thư Đảng ủy khối DNTW Hồ Xuân Trường trao Quyết định và chúc mừng ông Đặng Văn Tuyên (ảnh: SBV).

Trước đó, đại hội cổ đông của BIDV đã thống nhất bầu bổ sung ông Đặng Văn Tuyên, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ NHNN, vào HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Ông Đặng Văn Tuyên sinh năm 1973, trình độ cử nhân Luật, Cử nhân Tài chính - Ngân hàng. Ông Tuyên công tác tại NHNN từ tháng 4/1996 đến nay và lần lượt kinh qua các vị trí: Chuyên viên, Thanh tra viên thanh tra Ngân hàng Trung ương; Chuyên viên, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ NHNN; Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN. Từ tháng 2/2020 đến nay ông Tuyên là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN.

Ngân hàng BIDV hiện có vốn điều lệ 50.585 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 40.967 tỷ đồng (chiếm 80,99% vốn điều lệ). Cổ đông chiến lược KEB Hana nắm giữ 15% vốn điều lệ, phần vốn của các cổ đông khác chiếm 4,01% vốn điều lệ.

Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú chúc mừng ông Đặng Văn Tuyên được Ban cán sự đảng, Ban Lãnh đạo NHNN tin tưởng cử làm người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV. Phó Thống đốc cho biết, đây là sự bổ sung cần thiết nhằm tăng cường, củng cố thành viên HĐQT cho BIDV, phù hợp vị trí, yêu cầu công việc của ngân hàng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.