TPO - Bắc qua sông Nậm Rốm, cầu Mường Thanh như một nét huyền nối liền giữa hiện tại với thời ký lịch sử dân tộc: trận thắng Điện Biên Phủ. Hiện nay, cầu còn có tên là cầu Tình.
>Nên thơ, trữ tình bên mặt hồ Đại Lải
>Cận cảnh Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc
|
Cầu Mường Thanh nối đôi bờ dòng Nậm Rốm là di tích lịch sử nối liền quá khứ và hiện tại. |
|
Chiều 7-5-1954, trong khí thế thừa thắng xông lên,các chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam băng qua cầu Mường Thanh tiến thẳng vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ghi dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại Điện Biên Phủ. |
|
Cầu Mường Thanh là cây cầu dã chiến do người Pháp xây dựng từ cuối năm 1953, sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. |
|
Lan can, trụ cầu được xây dựng bằng sắt thép. |
|
Một góc bờ Nậm Rốm, nhìn qua lan can cầu Mường Thanh. |
|
Ngày nay, nối đôi bờ dòng Nậm Rốm đã có hai cây cầu bê tông cốt thép: Thanh Bình và A1 được xây dựng đảm bảo giao thông, phát triển kinh tế, thể hiện sức mạnh của Điện Biên Phủ trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. |
|
Tuy có vai trò là di tích lịch sử, nhưng cây cầu vẫn phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. |
|
Nhiều khách du lịch đến Điện Biên Phủ vẫn đến địa chỉ này để tìm hiểu về quá khứ. |
|
Bây giờ cầu Mường Thanh còn gọi là cầu Tình. Có nhiều bạn trẻ chọn cây cầu để làm nơi hò hẹn, chụp ảnh cưới. |
Xuân Tùng
Theo Viết