Nga thất bại trong việc đưa ngôi sao nhân tạo lên trời

Nga thất bại trong việc đưa ngôi sao nhân tạo lên trời
Vệ tinh nghiên cứu vũ trụ Mayak của Nga đã không phát sáng, gác lại tham vọng trở thành ngôi sao sáng nhất trời đêm.

Sau khi được phóng lên quỹ đạo hôm 14/7 bằng tên lửa Soyuz, vệ tinh Mayak phát triển bởi Đại học bách khoa Mát-xcơ-va (MAMU) đã hoàn toàn thất bại trong việc triển khai và phản chiếu ánh sáng trên bầu trời, Iflscience đưa tin hôm 13/8.

Nga thất bại trong việc đưa ngôi sao nhân tạo lên trời ảnh 1 Vệ tinh Mayak được hi vọng sẽ phản chiếu ánh sáng ở độ cao 600km nhưng kết quả đã không như mong đợi (Ảnh: Dailymail) 
Trong bài viết đăng trên trang web geektimes.ru, trưởng dự án Alexander Shaenko đã xác thực thông tin này. Ông đề cập việc có thông tin một số nhà thiên văn học nghiệp dư đã phát hiện ra Mayak, nhưng chúng có thể là các vệ tinh khác phản chiếu Mặt Trời chứ không hẳn là Mayak. Người ta cho rằng một lỗi thiết kế có thể đã gây ra vấn đề này, hoặc vệ tinh có thể đã hứng chịu một tác động bên ngoài khi phóng lên quỹ đạo.
Nga thất bại trong việc đưa ngôi sao nhân tạo lên trời ảnh 2 Một số nhà thiên văn học nghiệp dư cho rằng đã nhìn thấy Mayak nhưng nhóm phát triển bác bỏ thông tin này (Ảnh: Disclose)
Ông nói rằng nhóm đã có một số sai lầm trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm cả việc PR có phần hơi quá đáng so với khả năng thực sự của Mayak. Họ nói nó sẽ là đạt độ sáng biểu kiến ở mức -10, đứng thứ ba sau độ sáng của Mặt Trời và Mặt Trăng. Nhưng thực tế nó sẽ chỉ đạt mức -3, đứng sáng thứ tư sau sao Kim.

Nhóm nghiên cứu sẽ xem xét lý do tại sao phản xạ không triển khai, nhưng có vẻ như sẽ không có bất cứ cơ hội nào cho việc phục hồi. Đó có thể là một tin vui với một số nhà thiên văn học, những người trước đó đã bày tỏ sự lo ngại rằng độ sáng của Mayak có thể ảnh hưởng đến các quan sát thiên văn.

Nga thất bại trong việc đưa ngôi sao nhân tạo lên trời ảnh 3

Trước đó, Mayak được quảng cáo sẽ trở thành ngôi sao sáng nhất trời đêm với độ sáng biểu kiến chỉ sau Mặt Trời và Mặt Trăng (Ảnh: Upward Post)

Nick Howes, một nhà thiên văn học và cựu giám đốc của Đài thiên văn Kielder ở Northumberland, nói với IflScience tháng trước rằng:“Nhiều người hy vọng dự án sẽ không thành công và kế hoạch phá hủy bầu trời đêm nguyên sơ của chúng ta sẽ không bao giờ thành hiện thực”.

Được làm bằng vật liệu Mylar với độ mỏng chỉ bằng 1/20 so với một sợi tóc người, nếu hoạt động, Mayak sẽ có bề mặt phản xạ 16 mét vuông, quay quanh quỹ đạo ở độ cao 600 km và mọi người trên mặt đất có thể quan sát thấy nói bằng mắt thường.

Theo Theo Đại kỷ nguyên
MỚI - NÓNG