Nga sắp biên chế ‘hậu duệ’ súng AK

Nga sắp biên chế ‘hậu duệ’ súng AK
TPO - Khoảng 20 thay đổi đã được các kỹ sư Nga thực hiện trên phiên bản mới, nhưng AK-12 vẫn theo thiết kế cơ bản của các thế hệ súng tiểu liên AK huyền thoại trước đó.

> Tiểu liên AK- 12 tiếp nối huyền thoại

Tiểu liên AK-12
Tiểu liên AK-12. Ảnh: RIA Novosti

Trước khi đưa vào sử dụng chính thức trong năm 2014, tiểu liên AK-12 còn một cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, dự kiến vào cuối năm nay.

RIA Novosti dẫn lời ông Oleg Bochkarev, Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự - Công nghiệp Nga cho biết: “Trong năm 2014, quân đội Nga sẽ bắt đầu nhận được loại súng trường tấn công, súng ngắn, súng bắn tỉa mới. Trong đó, nổi bật là tiểu liên AK-12 với 2 phiên bản đạn 5.45 mm và 7.62 mm”.

Sự khác biệt chính của AK-12 là việc sử dụng kết cấu modune có thể thay đổi 20 bộ phận khác nhau để súng trường mới có phổ hoạt động rộng từ quân sự tới dân sự với cỡ đạn sử dụng từ 5,54mm và 7,62mm.

AK-12 được phát triển từ giữa năm 2011. Phiên bản mới vẫn giữ được dáng và các tính năng đặc trưng của dòng súng tiểu liên AK huyền thoại. So với phiên bản AK-74 đã được sử dụng từ những năm 1970, AK-12 được trang bị thêm một số tính năng và hiệu suất sử dụng.

Theo đó, có khoảng 20 thay đổi đã được các kỹ sư Nga thực hiện trên phiên bản mới, tuy nhiên AK-12 vẫn theo thiết kế cơ bản của các thế hệ súng tiểu liên AK trước đó ở việc cùng sử dụng cơ cấu trích khí và băng đạn lớn.

Tiểu liên AK-12 có 3 chế độ bắn từng viên, 3 viên và liên thanh. Ngoài thước ngắm cơ khí, AK-12 được trang bị rãnh để có thể lắp kính ngắm quang học, kính nhìn đêm, thiết bị phát hiện mục tiêu và một số phụ kiện khác.

AK-12 sẽ có băng đạn cỡ 30 viên, 60 viên và 95 viên.

Các chuyên gia nhận định, AK-12 ưu việt hơn các thế hệ AK thế hệ cũ ở việc bắn chính xác hơn. Ngoài ra, AK-12 còn có thể gắn họng phóng lựu đạn mang kích thước chuẩn quốc tế.

An Huy
Theo RIA Novosti

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.