Hai nước Nga, Belarus có quan hệ liên minh, khi Belarus cần, Nga sẽ căn cứ vào tình hình phát triển sẵn sàng đáp ứng mọi đề nghị hỗ trợ. Đó cũng là nghĩa vụ liên quan theo theo quy định liên minh Nga-Belarus – Babich trả lời các phóng viên báo chí và nói thêm rằng, theo như ông được biết, Belarus cũng đã sản xuất được tên lửa của mình.
Về kế hoạch triển khai căn cứ quân sự trên lãnh thổ Belarus, Babich cho biết, từ năm 2012 đến 2015 NATO phát triển về phía Đông và đã triển khai nhiều căn cứ quân sự gần khu vực biên giới Liên minh Nga-Belarus. Khi đó hai nước từng xem xét hành động đáp trả tương xứng. Tuy nhiên sau năm 2015 Nga vẫn chưa trả lời đề xuất do Belarus đưa ra về việc thiết lập căn cứ quân sự tại nước này. Ông nói rằng, xây dựng căn cứ quân sự không phải vấn đề cấp bách cần giải quyết, căn cứ vào tình hình quân sự hiện nay, “vấn đề này nên được loại khỏi chương trình nghị sự chính trị”.
Nga và Belarus là quốc gia liên minh và có mối quan hệ gắn bó trong lĩnh vực quân sự. Hồi đầu tháng này, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói rằng, nếu Mỹ triển khai căn cứ quân sự ở Ba Lan, Belarus cần phải phát triển vũ khí trang bị uy lực hơn, chẳng hạn như tên lửa và sẽ cùng với Nga buộc phải thực hiện các biện pháp đáp trả.
Kể từ sau khi gia nhập NATO vào năm 1999, Ba Lan từng nhiều lần đề xuất thiết lập căn cứ quân sự lâu dài của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan. Trong chuyến thăm Mỹ hồi giữa tháng 9, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã nhắc lại đề xuất này. Tổng thống Mỹ Donald Trump đáp rằng ông sẽ “xem xét nghiêm túc”.