Nga khôi phục hệ thống pháo siêu vượt âm hạt nhân 2S7M Malka

0:00 / 0:00
0:00
Hệ thống pháo 2S7M Malka
Hệ thống pháo 2S7M Malka
TPO - Nga đã đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa các hệ thống pháo tự hành siêu vượt âm 2S7M Malka thời Liên Xô.

Các hệ thống này lần đầu tiên được đưa vào trang bị năm 1976 với phiên bản 2S7 Pion cũ hơn và đã được sản xuất liên tục trong vòng 15 năm sản xuất. Hệ thống pháo 2S7 có nòng và đạn cỡ 203mm, trong khi trên thế giới hệ thống 155mm được coi là tiêu chuẩn và hệ thống Koksan 170mm mà nước láng giềng Triều Tiên sử dụng đã được coi là lớn bất thường. Các phiên bản hiện đại hóa của hệ thống pháo 2S7 bắt đầu được bàn giao vào tháng 4 năm 2020, dựa trên những cải tiến trước đó được thực hiện vào những năm 1980 để cải thiện tốc độ bắn, độ chính xác và đầu đạn lớn hơn. Trong đợt sửa đổi cải tiến diễn ra những năm 1980, ​​hệ thống được tái định danh là 2S7M Malka.

Trên bản nâng cấp mới nhất, hộp số, hệ thống liên lạc và radio nội bộ được thay thế và tất cả các bộ phận do Ukraine sản xuất bị loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, các kỹ sư Nga đã nỗ lực cải thiện tất cả các đặc điểm chính của súng cũng như đặc tính vận hành và khả năng cơ động của xe. Hệ thống Malka được đặt trên khung gầm T-80 - loại xe tăng chiến đấu nặng nhất của Liên Xô. Dưới thời Liên bang Xô viết, phần lớn cơ sở hạ tầng và một trong những dây chuyền sản xuất T-80 chính và cơ sở bảo dưỡng đặt tại Ukraine. Sau khi chuyển đổi, Nga đã phải đầu tư để có thể tự trang bị đầy đủ cho hệ thống Malka mà không cần đến Ukraine.

Các hệ thống pháo Malka trước đây chủ yếu được cất giữ trong kho, và quyết định hiện đại hóa, đưa chúng trở lại hoạt động ở tuyến đầu đáng chú ý là diễn ra vào thời điểm căng thẳng cao độ giữa Nga và NATO và sau khi Nga cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Tuổi thọ của các cỗ pháo và việc bảo quản có vấn đề trong kho có nghĩa là các bánh răng và cơ cấu điều hướng bị rỉ sét cũng cần được thay thế. Mặc dù hệ thống pháo Malka có tầm bắn ngắn hơn và tốc độ bắn thấp hơn nhiều so với các thiết kế của đối thủ, kích thước tuyệt đối của đạn pháo khiến nó trở nên lý tưởng để vô hiệu hóa các mục tiêu bền hơn hoặc kiên cố hơn. Các chất nổ cao do hệ thống bắn ra nặng hơn 100 kg và đầu đạn mang theo 17,8 kg vật liệu nổ - đủ để để lại một “miệng núi lửa” rộng 5 mét trong lòng đất chỉ với một phát bắn. Các loại đạn rocket chủ động đắt tiền hơn với hệ thống dẫn đường bằng laser gần đây đã được tích hợp vào hệ thống pháo 2S7M và mang lại mức độ chính xác cao hơn.

Hệ thống Malka cũng có thể bắn các đầu đạn hạt nhân chiến thuật, đây là một khả năng có giá trị cao do Quân đội Nga phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các loại vũ khí này trong trường hợp xảy ra chiến tranh với NATO và bất lợi về quân số. Bất chấp sức mạnh đáng kể của các loại đạn, Malka có tầm bắn tương đối ngắn, chỉ 50 km - so với tầm bắn khoảng 70 km của hệ thống Koalitsiya-SV mới hơn và nhẹ hơn của chính họ và Koksan của Triều Tiên và tầm bắn 100km của hệ thống Type 05 của Trung Quốc. Vẫn còn chưa rõ liệu Nga có đầu tư phát triển các loại đạn mới cho các hệ thống này để mở rộng tầm bắn và đưa chúng đến gần với trình độ của các hệ thống hiện đại hơn hay không.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.