Cựu Thủ tướng Anh Liz Truss trò chuyện qua điện thoại. Ảnh: Số 10 Phố Downing |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova ngày 1/11 cho biết Chính phủ Anh nên chính thức bình luận về thông tin cho rằng bà Truss đã gửi tin nhắn tới Ngoại trưởng Mỹ ngay sau khi đường ống dẫn khí đốt giữa Nga và Đức bị phá hoại bằng các vụ nổ lớn.
Bà Zakharova tuyên bố “hàng triệu người trên thế giới có quyền được biết điều gì đã xảy ra với an ninh năng lượng thế giới” và liệu Mỹ, Anh có vai trò gì trong vụ tấn công hay không.
Tin đồn về tin nhắn của bà Truss dường như có liên quan đến doanh nhân công nghệ người Đức gốc Phần Lan Kim Dotcom. Tuần trước, Kim đã trả lời các báo cáo trên các phương tiện truyền thông Anh về khả năng bà Truss bị hack điện thoại của Truss. Kim cũng cáo buộc Mátxcơva đang đưa ra những thông tin chống lại London và Washington dựa trên gì mà họ thu được từ thiết bị này.
Kim nói rằng bà Truss gửi tin nhắn “Đã xong” cho ông Blinken “một phút sau khi đường ống phát nổ và trước khi bất kỳ ai khác biết về vụ việc này”. Tuy nhiên Kim không đưa ra bằng chứng.
Hôm 1/11, một hãng tin của Mỹ cũng báo cáo rằng trong số những thông tin bị nghi ngờ là rò rỉ từ điện thoại di động của bà Truss có tin nhắn văn bản giữa cựu lãnh đạo Anh và nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ.
Báo cáo về vụ hack có chủ đích được tờ Mail công bố vào ngày 30/10 dựa trên các nguồn bảo mật ẩn danh. Tờ báo cho rằng thủ phạm đã lấy được các thông tin liên lạc rất nhạy cảm giữa bà Truss với các quan chức Anh và nước ngoài. Tờ Mail cũng cáo buộc các tin tặc đang làm việc cho Nga.
Các đường ống Nord Stream đã bị hư hại do những vụ nổ mạnh vào cuối tháng 9 khi bà Truss vẫn đang là Thủ tướng Anh. Mátxcơva lưu ý rằng Mỹ rõ ràng là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ vụ việc này, khi châu Âu gặp khó khăn trong việc mua khí đốt tự nhiên từ Nga. Thay vào đó, họ phải mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng đắt tiền hơn từ Mỹ.
Cáo buộc rằng Anh nhúng tay vào việc làm nổ các đường ống Nord Stream được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra vào thứ Bảy tuần trước (29/10).
Nga cáo buộc các đặc vụ của Hải quân Hoàng gia Anh đã “tham gia lập kế hoạch, hỗ trợ và thực hiện một cuộc tấn công khủng bố” nhằm làm nổ tung các đường ống dẫn khí đốt vào ngày 26/9. Tuy nhiên, Mátxcơva không đưa ra bằng chứng. Cáo buộc này bị Anh bác bỏ.