Nga cáo buộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là yếu tố gây bất ổn

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cáo buộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là yếu tố gây bất ổn. (Ảnh: RIA Novosti)
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cáo buộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là yếu tố gây bất ổn. (Ảnh: RIA Novosti)
TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là yếu tố gây mất ổn định và kích thích chạy đua vũ trang.

Phát biểu tại Hội nghị an ninh quốc tế Moscow lần thứ VII, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: “Mỹ đang triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, bao gồm ở châu Âu và ở châu Á.

Không còn nghi ngờ gì nữa, rằng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ là yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng, kích thích chạy đua vũ trang, vi phạm trắng trợn nghĩa vụ quốc tế, kể cả Hiệp ước về xóa bỏ vũ khí tầm trung và ngắn”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục triển khai lực lượng dọc biên giới phía Tây của Nga.

“Hoạt động của hạm đội Mỹ và các nước NATO đang được tăng cường tại vùng biển Đen và Biển Baltic, số lượng các cuộc tập trận và huấn luyện của NATO đã tăng lên, đồng thời mang tính công khai chống Nga”, tướng Sergei Shoigu nói thêm.

Theo lý giải của Lầu Năm góc, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ nước này và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số cường quốc lớn trên thế giới.

Theo Theo RIA Novosti, Sputnik
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.