Đây là một trong nhiều biện pháp y tế khẩn cấp để chữa cho các nạn nhân của thảm họa thiên nhiên xảy ra vài ngày trước.
Khi ai đó bị bỏng, da được sử dụng như một loại hồ dán tự nhiên để giúp lành vết thương. Da cũng giúp ngăn nhiễm trùng, giảm sẹo và đau.
Các bác sĩ thường lấy da từ những khu vực khác trên cơ thể, như đùi hoặc sau tai, nhưng khi không thể làm như vậy, da hiến tặng sẽ được sử dụng.
Da được hiến tặng sau khi người chết, và cũng được lưu trữ như các bộ phận khác trong nhiều năm.
Những bệnh viện bỏng phải duy trì nguồn da hiến tặng đủ để xử lý nhu cầu bình thường của các bệnh nhân. Nhưng vụ phun trào núi lửa trên Đảo Trắng là tình huống bất thường.
Giới chức y tế New Zealand cho biết họ đang chữa trị cho 29 bệnh nhân cần điều trị tích cực và tại 4 khoa bỏng của 4 bệnh viện ở Middlemore, Waikato, Hutt Valley và Christchurch. 22 người trong số đó đang trong tình trạng nghiêm trọng vì vết bỏng quá nặng. Một bệnh nhân Úc sắp được đưa về nhà vì không qua khỏi, còn những người khác sẽ được theo dõi tình hình trong 24/48 giờ tới.
Báo chí địa phương cho biết ở New Zealand chỉ có 5-10 người hiến tặng da mỗi năm.
Mỗi người trưởng thành có khoảng 2m2 da, nên các bệnh viện New Zealand phải mua thêm 120m2 da từ Mỹ, nơi có nhiều ngân hàng tế bào hơn.
Bác sĩ Pete Watson, quan chức y tế hàng đầu của viện bỏng quốc gia New Zealand, cho biết nước này sẽ cần thêm 1,2 triệu cm2 da nữa để đáp ứng nhu cầu ghép da.
Bác sĩ Watson cho biết vết bỏng của các bệnh nhân rất phức tạp vì dính cả khí và hóa chất độc.
Những người bị bỏng nghiêm trọng hơn sẽ được ưu tiên. Các bác sĩ cho biết giai đoạn điều trị tích cực chỉ là một phần ban đầu, và họ sẽ vẫn là bệnh nhân suốt đời.