New Zealand bị chế thành ‘vùng đất mới của ông Tập’

0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Úc Scott Morrison sau cuộc gặp ngày 31/5. (Ảnh: CNN)
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Úc Scott Morrison sau cuộc gặp ngày 31/5. (Ảnh: CNN)
TPO - “Chẳng lẽ New Zealand đang biến thành New Xi Land?” (Xi là “Tập”, New Xi Land nghĩa là “Vùng đất mới của ông Tập”)

Đó là một câu hỏi được nêu ra trong phần giới thiệu của chương trình truyền hình Úc “60 Phút”, dựa trên ý tưởng rằng New Zealand cứ muốn giữ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ, dù gạt bỏ cả những giá trị đạo đức và quan hệ hữu nghị truyền thống với Úc.

Clip giới thiệu nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội. Đầu tuần này, Thủ tướng Úc Scott Morrison thẳng thừng bác bỏ ý kiến cho rằng cách tiếp cận của New Zealand với Trung Quốc đang làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Úc với New Zealand.

“Úc và New Zealand là các quốc gia thương mại, nhưng cả hai chúng tôi đều không bán chủ quyền hay các giá trị của mình”, ông Morrison nói sau cuộc gặp với Thủ tướng Úc Jacinda Ardern tại khu du lịch Queenstown của New Zealand.

Cụm từ “New Xi Land” mà clip chương trình 60 Phút sử dụng có thể hơi quá, nhưng cho thấy đang có nhiều câu hỏi về quan hệ gần gũi của New Zealand với Trung Quốc trong giai đoạn nhiều quốc gia đang có quan điểm cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Trong năm qua, những quốc gia khác trong liên minh tình báo Ngũ nhãn như Mỹ, Canada, Anh, Úc và Mỹ, liên tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc trong những vấn đề như Hong Kong và Tân Cương, nhưng New Zealand không đi xa đến thế.

Đầu tuần này, bà Ardern bác bỏ ý kiến cho rằng New Zealand không có quan điểm mạnh mẽ “trong những vấn đề cực kỳ quan trọng” liên quan đến Trung Quốc. Bà cũng cho biết không có ý định từ bỏ liên minh Ngũ nhãn.

“Với vấn đề Ngũ Nhãn, chúng tôi vẫn là một thành viên cam kết. Điều đó không có gì đáng ngờ, đáng chất vấn”, bà Ardern nói.

Bà Ardern và Ngoại trưởng Nanaia Mahuta trước đó cũng bác bỏ những chỉ trích cho rằng New Zealand có thể làm nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền, nói rằng New Zealand chỉ xác định con đường riêng của mình trong quan hệ quốc tế.

Quan điểm đó cho thấy bà Ardern đang nỗ lực cân bằng, giữa một bên là sự ủng hộ các đồng minh trong Ngũ nhãn và những chỉ trích của họ nhằm vào Trung Quốc, với một bên là tránh chỉ trích quá gay gắt để bị Bắc Kinh áp các biện pháp trừng phạt quyết liệt như đã làm với Úc.

Tuy nhiên, cách làm này không hẳn an toàn. Nếu bị cho là thất bại trong việc bày tỏ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, New Zealand sẽ tự gây tổn hại cho hình ảnh của mình như một trong những lãnh đạo về nhân quyền.

Theo CNN
MỚI - NÓNG