Nếu xung đột xảy ra, NATO mang vũ khí gì đấu với Nga?

TPO - Khi có nguy cơ chiến tranh tiềm tàng giữa NATO và Nga liên quan tới Ukraine hay một điểm nóng nào đó, sự chú ý tập trung vào năng lực vũ khí của Mỹ và Nga.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, Mỹ cũng chỉ là một thành viên của NATO không nằm trên lục địa châu Âu. Nếu chiến tranh NATO và Nga nổ ra, chắc chắn rằng lực lượng vũ trang của châu Âu sẽ tham chiến cùng lính  Mỹ.

Nếu kịch bản này xảy ra, đây là 5 vũ khí NATO mà Nga lo sợ:

1. Xe tăng Challenger 2 của Anh (Kẻ thách thức)

Nếu xung đột xảy ra, NATO mang vũ khí gì đấu với Nga? ảnh 1

Challenger 2 là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Anh, và sẽ ở tuyến đầu nếu Anh điều thiết giáp hạng nặng tới một điểm xung đột giữa châu Âu và Nga.

Challenger 2 được bảo vệ bởi lớp thiết giáp Dorchester (hay Chobham) và được trang bị pháo 120 mili. Nó có tốc độ trung bình 25 dặm/giờ.

Với trọng tải 63 tấn, Challenger 2 chắc chắn thuộc hạng nặng hơn so với các mô đen T-72 40-50 tấn của Nga, gồm T-72B3 và T-90.

Về khả năng tác tiến thì chưa rõ, nhưng Nga sẽ phải đối đầu với những chiếc  tăng Challenger được thiết kế tinh vi, vũ trang hiện đại và bọc thép tốt.

Tuy nhiên, kẻ thù lớn nhất đối với Quân đội Anh hiện nay là vấn đề ngân sách. Sự cắt giảm ngân sách buộc Anh phải tinh giảm lực lượng tăng 40% trong năm 2010, giảm số lượng tăng Challenger 2 của Anh còn 227 chiếc.

Các kế hoạch hiện đại hóa và tăng tuổi thọ Challenger 2, gồm việc thay thế pháo nòng rãnh xoắn bằng pháo nòng trơn đang phải tạm gác.

2. Tàu ngầm Type 212 của Đức

Nếu xung đột xảy ra, NATO mang vũ khí gì đấu với Nga? ảnh 2

Tàu ngầm 1.500 tấn Type 212 có hệ thống khí động lực độc lập, sử dụng các khoang nhiên liệu khí hyđrô-ôxi magnf điện phân pô-li-me (Polymer Electrolyte Membrane) giúp Type 212 có thể nổi trong nhiều giờ. Trong khi tàu ngầm Đức (U-boat) trong thế chiến thứ 2 di chuyển chậm chạp khi nổi, Type 212 di chuyển dưới nước với tốc độ ấn tượng là 20 hải lý/giờ.

Type 212 được vũ trang với các ngư lôi DM2A4, cùng các ngư lôi WASS 184 và Blackshark. Ngoài ra, nó sẽ được trang bị các tên lửa IDAS, được phóng từ ống ngư lôi nhằm vào các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển.

3. Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon

Nếu xung đột xảy ra, NATO mang vũ khí gì đấu với Nga? ảnh 3

Typhoon được sử dụng trong lực lượng vũ trang Đức Anh, Ý và Tây Ban Nha, trong đó Đức và Anh là những thành viên NATO có khả năng đối đầu với Nga ở Đông Âu. Với một số tính năng tàng hình, Typhoon thậm chí có khả năng không chiến cao hơn F-22 Raptor của Mỹ.

Typhoon được vũ trang pháo 27 mili và hàng loạt các tên lửa, gồm Sidewinder, AMRAAM và Meteor, sử dụng trong chiến đấu không đối không và Taurus, Storm Shadow sử dụng đối với các mục tiêu không đối đất.

4. Trực thăng chiến đấu Eurocopter Tiger

Nếu xung đột xảy ra, NATO mang vũ khí gì đấu với Nga? ảnh 4

Nhỏ hơn trực thăng AH-64 Apache của Anh và Mỹ và trọng lượng chỉ bằng một nửa, Eurocopter Tiger là sản phẩm của một dự án hợp tác Pháp-Đức từ năm 1991. Nó được sử dụng tại Pháp, Đức, Ý và Australia.

Với tốc độ 181 dặm/giờ, các phiên bản của Tiger được vũ trang các tên lửa chống tăng Hellfire, Spike, PARS 3 và HOT 3, tên lửa không đối không và các rocket không đối đất Mistral.

Dù tỏ ra hạn chế trong tác chiến trong các hoạt động của Pháp và Đức tại Afghanistan và Lybi nhưng khi chiến tranh xảy ra giữa NATO và Nga nổ ra, Tiger sẽ có vai trò “xua đuổi” các xe tăng Nga.

5. Tên lửa Spike của Israel

Nếu xung đột xảy ra, NATO mang vũ khí gì đấu với Nga? ảnh 5

Tên lửa Spike được sử dụng bởi nhiều nước thành viên NATO gồm Bỉ, Anh, Croatia, Đức, Ý, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slôvakia và Tây Ban Nha.

Tên lửa Spike là loại tên lửa chống tăng sóng dẫn đường cáp sợi quang với đầu đạn trước-sau, sử dụng hai nhiệm vụ là làm nổ lớp bọc thép và sau đó thâm nhập vào xe tăng.

Với các phiên bản tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tầm xa mở rộng, các tên lửa Spike khác nhau có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách từ 800 m đến 8 km.

Theo Theo The National Interest
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.