Nên ăn bao nhiêu trứng một tuần để không hại sức khoẻ?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Trứng rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ăn thật nhiều trứng hoặc người nào ăn trứng cũng là tốt, thậm chí với một số người có bệnh, nên hạn chế thực phẩm này.

Lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng:

- Trẻ em: Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.

Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.

Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3-4 quả trứng cút mỗi ngày mà không lo bé bị dị ứng.

- Người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.

Nên ăn bao nhiêu trứng một tuần để không hại sức khoẻ? ảnh 1

Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng trứng là nguy cơ gây thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Nhưng từ năm 2009 đến nay, nhiều nghiên cứu khoa học nghiêm túc lại kết luận “ngược lại”: trứng không làm tăng cholesterol máu, lại làm giảm huyết áp, bảo vệ tim, ngăn ngừa đột quỵ. Ảnh minh hoạ: Internet

Những người nên hạn chế ăn trứng

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng Những nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng:

- Những người bị mắc bệnh gan

- Người bị tăng mỡ máu

- Người bị bệnh tim mạch

- Người bị cao huyết áp

- Người bị tiểu đường…

Những người hay bị dị ứng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì trong trứng cũng có chất gây dị ứng.

Nên ăn bao nhiêu trứng một tuần để không hại sức khoẻ? ảnh 2

Phụ nữ đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần. Ảnh minh hoạ: Internet

Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng trứng là nguy cơ gây thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Nhưng từ năm 2009 đến nay, nhiều nghiên cứu khoa học nghiêm túc lại kết luận “ngược lại”: trứng không làm tăng cholesterol máu, lại làm giảm huyết áp, bảo vệ tim, ngăn ngừa đột quỵ.

Ngoài ra, một số người cho rằng, khi có tăng huyết áp hoặc cholesterol cao là phải kiêng trứng tuyệt đối. Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, điều này là không hợp lý. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu mà trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Do đó, người bệnh vẫn có thể ăn một lòng đỏ trứng/tuần. Bên cạnh đó, chú ý đến cung cấp rau, nên ăn 400gr rau/người/ ngày để có lượng chất xơ cần thiết để tống cholesterol thừa ra khỏi cơ thể.

Cách lựa chọn trứng chất lượng tốt

Soi trên nguồn ánh sáng: nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện). Quan sát phần bên trong của trứng có vết máu không? Có ký sinh trùng, giun sán, có vật gì lạ không?. Trứng soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng; túi khí có đường kính < 1cm, đường bao quanh cố định.

Thả vào dung dịch nước muối 10%: khi thả vào dung dịch trứng chìm xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng đã đẻ 3 - 5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã đẻ quá 5 ngày.

Phương pháp lắc trứng: cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.

MỚI - NÓNG