Sau vụ lật tàu E1: Hầu hết các tàu nhanh đều đến chậm giờ

 Sau vụ lật tàu E1: Hầu hết các tàu nhanh đều đến chậm giờ
Sau vụ tai nạn tàu E1, thời trình 29-30 giờ được khẳng định là không thay đổi. Tuy nhiên, hầu hết các chuyến tàu E và SE hai tháng vừa qua đều chậm giờ, thậm chí chậm đến 3 giờ...
 Sau vụ lật tàu E1: Hầu hết các tàu nhanh đều đến chậm giờ ảnh 1
Tàu SE1 chạy 29 tiếng chạy chuyến đầu tieê ngày 1/12/2004

Để tìm hiểu nguyên nhân sự chậm trễ của các đoàn tàu, chúng tôi đã trao đổi với ông Vũ Văn Đoá, GĐ Xí nghiệp đầu máy Hà Nội (XN).

Tàu chậm-  do tâm lý lái xế? 

Trong thời gian vừa rồi thì hầu như các tàu E, SE đều chậm giờ 40-50 phút, cao lên đến 70-80 phút. Bởi lẽ tâm lý e ngại của tài xế , người ta cẩn thận quá mức.

Trước đây họ chỉ chạy sát với tốc độ quy định. Còn bây giờ người ta nói chẳng tội gì mà phải làm như vậy. Cho nên chênh lệch giữa tốc độ cho phép với tốc độ thực chạy quá lớn khiến bị chậm giờ. Ngoài ra, do bản thân tôi và các đồng chí lãnh đạo ngành quá bận trong việc giải quyết hậu quả vụ tai nạn...nên ít có thời gian để quan tâm đến cái đó (thời gian chạy tàu-PV).

Như vậy rõ ràng là các tài xế đã vi phạm về thời gian chạy tàu, đơn vị có xử lý không?

Chậm nhưng không ai bắt lỗi được tài xế. Bởi vì tài xế đã chạy đúng hành trình rồi. Ví như: từ ga A đến ga B là 10 phút họ chạy đúng rồi, còn sự chậm có rất nhiều nguyên nhân như một cậu bé chăn trâu cũng làm tàu chậm.

Vì vậy tài xế không gỡ giờ thì làm sao bù đắp được sự chậm trễ. Trước đây tài xế luôn bám sát tốc độ để gỡ lại giờ chậm đó, nhưng bây giờ họ thấy nản, họ chỉ chạy đúng phần của họ thôi. Không ai có thể kỷ luật  với tài xế vì họ đã làm đúng.

Nhưng xí nghiệp đã có quy định về chạy tàu. Và quy định đó được coi như pháp lệnh kia mà?

Tổng thời gian chậm có phải trách nhiệm của tài xế đâu. Làm sao tài xế chịu trách nhiệm về nguyên nhân do trẻ chăn trâu gây ra?

Vấn đề là ở chỗ, điều kiện để chạy tàu (người lái, phương tiện...) không thay đổi so với trước khi xảy ra vụ tai nạn vậy mà trước đây tàu chạy đúng giờ còn bây giờ lại chậm cả tiếng đồng hồ. Nguyên nhân từ đâu, thưa ông?

Tôi nói rồi, mọi người đều thấy cái nản chí cho nên họ ít có cố gắng chạy bám sát vào tốc độ.

Và như vậy có nghĩa là họ vi phạm?

Không phải vi phạm. Họ vẫn đi đúng nhưng do yếu tố môi trường. Trong giới hạn của tôi (lái tàu) tôi cố gắng hết sức để bù đắp giờ nhưng tôi không bù đắp được thì cũng đành phải chịu. Nếu như người ta nỗ lực hết mức thì có thể khắc phục được nhiều và họ phải căng thẳng.

Vậy nên để duy trì tốc độ chậm như hiện nay sẽ góp phần làm tài xế bớt căng thẳng, và nâng cao an toàn chạy tàu?

Không phải! Đương nhiên ai làm việc hết mình đều căng thẳng. Chạy với tốc độ như vừa rồi không thể coi là tốt được. Vì nếu chạy tốt thì sẽ không bị chậm giờ.

Nhưng không tốt cũng chẳng bị xử lý, vậy là thế nào, thưa ông?

Không phải là không xử lý mà chúng tôi đều nhắc nhở anh em công nhân. Sau một thời gian thấy tàu chậm nhiều, tôi đã họp với 3 đội lái máy... và đưa ra giải pháp: Chọn những người có trách nhiệm nhất tham gia chạy tàu...

Rõ ràng sau vụ tai nạn nhiều lái tàu đã thận trọng hơn, đảm bảo độ an toàn cao hơn. Họ đã phải điều chỉnh tốc độ sao cho không đến mức quá căng thẳng. Vậy chúng ta có nên tiếp tục thực hiện biểu đồ chạy tàu 29giờ, 30giờ hay không?

29-30 giờ đó là đòi hỏi của xã hội, là mục tiêu của ngành. Sau vụ tai nạn hầu như không có chuyến nào chạy đúng giờ cả.  Tới đây lái tàu nào không chịu được sức ép sẽ phải chuyển chỗ khác.

Xin cảm ơn ông

MỚI - NÓNG