NATO có đủ sức đương đầu với tên lửa Nga ở Kaliningrad?

Tên lửa tấn công chiến thuật Iskander-M của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng
Tên lửa tấn công chiến thuật Iskander-M của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng
TPO - Trung tâm nghiên cứu Mỹ RAND kêu gọi Bộ Quốc phòng Mỹ nên đánh giá khả năng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có đủ sức trấn áp các phương tiện thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga tại Kaliningrad hay không.

Hãng Sputnik dẫn bản báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Mỹ RAND cho biết.

“Những kịch bản và tình huống dự phòng khác nhau mà chúng tôi nghe nói ở Thụy Điển, Estonia, Latvia và Ba Lan về hành động của Nga và phản ứng tiềm năng của NATO cần được Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá một cách đầy đủ.

Điều đó sẽ giúp hình dung rõ ràng về vai trò của Kaliningrad trong thế trận tên lửa của Nga. NATO sẽ làm thế nào để vô hiệu hóa hệ thống này? Vấn đề làm sao để vô hiệu hóa Kaliningrad đang dấy lên câu hỏi về đà leo thang và phản ứng tiềm năng của Nga khi Moscow coi đó như là đòn tấn công vào đất nước”, báo cáo phân tích.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kêu gọi Lầu Năm góc xem xét khả năng Nga gây mất ổn định chính trị trong các nước Baltic, bao gồm cả việc “chiếm đất biên giới và kích động gây rối loạn nội bộ”, cũng như dự trù biện pháp chống gia tăng xu thế này.

“Bộ Quốc phòng Mỹ có thể sử dụng trò chơi chính trị và quân sự để hiểu sự phức tạp tiềm ẩn của Liên minh trong việc đạt được đồng thuận, tính toán xem những cơ hội và thời gian cần thiết nào đang mở ra đối với NATO. Việc phân tích chi tiết hơn về lực lượng an ninh nội bộ của các nước Baltic cũng sẽ hữu ích”, tài liệu nêu khuyến nghị.

Phó Tổng thư ký NATO, bà Rose Gottemoeller, hôm 2/4 cho biết, NATO xem việc Nga triển khai tổ hợp tên lửa tấn công Iskander tại khu vực Kaliningrad là một mối đe dọa đối với an ninh các thành viên trong khối.

"Không ai tranh luận với thực tế vùng Kaliningrad là lãnh thổ của Nga. Nhưng việc triển khai các hệ thống tên lửa Iskander là một bằng chứng về xu hướng quân sự hóa và tăng cường kiểm soát… vùng không phận. Nhiều thành viên trong NATO là láng giềng của Nga coi đó là một mối đe dọa đối với an ninh của nước mình”, bà Gottemoeller nói.

Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc về mối đe dọa quân sự từ Moscow đối với nền độc lập của các nước Baltic.

Ngoại trưởngNga Sergei Lavrov gọi những tuyên bố “về mối đe dọa” là luận điệu vô lý và vô căn cứ.

Trong khi đó, tại các nước Baltic đã triển khai những tiểu đoàn của NATO sát gần biên giới Nga, và NATO thường xuyên tiến hành tập trận trong khu vực.

Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, các nhóm quân NATO ở biên giới phía tây của Nga đã tăng cơ số gấp tám lần trong những thập niên qua.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG