Trên Mặt Trời hiển nhiên không có pháo hoa để chào mừng năm mới 2015. Trong lịch sử, các nhà khoa học ghi nhận là bề mặt Mặt trời khá yên tĩnh.
Tuy nhiên, ngay vào ngày bắt đầu năm mới 2015, các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện ra một bí mật – một hố khổng lồ đã xuất hiện trên bề mặt Mặt Trời.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho hố khổng lồ này là Lỗ nhật hoa, nằm ngay gần cực nam của mặt trời. Hình ảnh gửi về NASA cho thấy hố này là một vùng tối, chứa đựng trong nó là những hình ảnh tuyệt đẹp.
Những hình ảnh đáng kinh ngạc này được gửi về đúng vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, chụp từ khí quyển hội tụ AIA của NASA cho thấy các lỗ ở cực nam của Mặt Trời.
Nguyên nhân của sự hình thành hố mặt trời này là do các hạt di chuyển dọc theo từ trường của mặt trời nay bị mắc kẹt lại ngay gần bề mặt. Những hạt này có thể nóng lên và phát sáng, đem tới những hình ảnh rực rỡ.
Lỗ nhật hoa lần đầu tiên được các phi hành gia trên trạm không gian Skylab board của NASA tìm thấy vào năm 1973 và 1974. Các lỗ nhật hoa này xuất hiện theo chu kỳ, khi các hạt chạy khỏi lỗ do ảnh hưởng của thời tiết vũ trụ, lỗ nhật hoa sẽ biến mất. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của lỗ nhật hoa kéo dài khoảng 5 năm.
Điều đặc biệt nhất ở lỗ nhật hoa này là gió thổi qua đây có tốc độ lên tới 400km/giây. Khi kích cỡ của lỗ nhật hoa tăng lên, tốc độ gió có thể tăng lên gấp đôi (800km/giây).
Nhiệt độ tại các lỗ nhật hoa này cũng "khủng" không kém (1,8 triệu độ Fahrenheit tương đương 1 triệu độ C) trong khi nhiệt độ của bề mặt Mặt trời tương đối mát (khoảng 6.000 độ C)
Các lỗ nhật hoa này giống như một ngọn lửa đang bùng cháy, có thể tạo ra pháo sáng và đó là nguồn gốc của sự nóng dữ dội này.
Video về các lỗ nhật hoa trên Mặt Trời.