Nâng thu nhập cư dân nông thôn tăng 2,5 lần đến năm 2020

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung tương Nguyễn Văn Bình làm việc với Bộ NN&PTNT về tổng kết 10 năm Nghị quyết về tam nông
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung tương Nguyễn Văn Bình làm việc với Bộ NN&PTNT về tổng kết 10 năm Nghị quyết về tam nông
TPO - Dự kiến, đến năm 2020, Việt Nam có thể được chỉ tiêu, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội.

Ngày 2/8, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) làm việc với Bộ NN&PTNT về triển khai công tác tổng kết và Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết.

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương tham dự và chủ trì buổi làm việc.

 Trong báo cáo tổng kết, Bộ NN&PTNT cho biết, trong 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng (dù chưa đạt mục tiêu đề ra) và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn; tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế.

Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng. Giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong 5 năm (2013-2017), chủ trương cơ cấu lại được ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và xuyên suốt, đang tạo chuyển biến tích cực, rõ nét.

Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu thể hiện rõ kết quả tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt trên 260 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng hơn 20 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD.

Nâng thu nhập cư dân nông thôn tăng 2,5 lần đến năm 2020 ảnh 1 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm gian hàng sản xuất theo nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng 

Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD).

Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.

Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 130 triệu đồng năm 2017, đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn (bình quân 1,5%/năm), nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn.

Đến nay, cả nước đã có 3.420 xã (38,32%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 14,26 tiêu chí/xã; có 53 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (so với năm 2010 chưa có xã đạt chuẩn.

Dự kiến, đến năm 2020, Việt Nam có thể được các chỉ tiêu: Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay (năm 2017 đạt khoảng 32 triệu đồng/người, tăng 3,49 lần so với năm 2008). Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội (năm 2017 đã giảm còn 40,1% và đến tháng 6/2018 còn 38,6%).

Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (dự kiến sẽ đạt trên 50%). Nâng hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi lên trên 80% (năm 2017 hiệu suất phục vụ tưới đạt 78%, hiệu suất phục vụ tiêu đã đạt 90,2%).

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh Nghị quyết 26 về tam nông là nghị quyết chuyên đề lần đầu tiên đã đánh giá và đề ra các giải pháp đồng bộ, toàn diện về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Ông Bình đánh giá cao nỗ lực của Ban Cán sự Đảng Bộ NN&PTNT trong việc hiện thực hóa chủ trương vào thực tiễn, trong đó trọng tâm là triển khai thực hiện khá thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng lưu ý, thời gian tới, trước những thách thức từ nội tại của ngành, biến đổi khí hậu, cạnh tranh hội nhập, Bộ NN&PTNT cần phát huy nhiều hơn nữa trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Nghị quyết.

Trong đó, cần lưu ý làm tốt công tác quy hoạch, huy động các nguồn lực đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; xây dựng bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực, vai trò làm chủ của người dân nông thôn, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Bộ NN&PTNT kiến nghị Bộ Chính trị có Nghị quyết hoặc Kết luận và thông báo chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X; nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển “nông nghiệp toàn diện” và “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia” trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2030.

Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là chính sách về Đất đai (đề xuất sửa Luật Đất đai) để tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp và phát triển  nông dân, nông thôn. Cùng đó, ưu tiên nguồn lực tương xứng với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra (5 năm sau tăng gấp 2 lần 5 năm trước).

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
TPO - Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) Iraq - một lực lượng an ninh chính thức - cho biết sở chỉ huy của họ tại căn cứ quân sự Kalso (cách thủ đô Baghdad khoảng 50 km về phía nam) đã hứng chịu một vụ nổ lớn vào tối 19/4. Hai nguồn tin an ninh cho biết vụ nổ là kết quả của một cuộc không kích.