Năng lực cạnh tranh độc quyền của mỗi doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Năng lực cạnh tranh độc quyền của mỗi doanh nghiệp trong thời đại 4.0
Cơn bão của Chuyển đổi số và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang “nổi lên” trên toàn cầu. Thị trường ngày càng trở nên biến động hơn bao giờ hết trước những biến cố bất ngờ như dịch COVID-19. Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia nhận định: Văn hoá doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp trụ vững trước các cú sốc thị trường.

Văn hoá doanh nghiệp – Nền tảng vững chắc

Văn hoá doanh nghiệp được hình thành trong suốt quá trình tổn tại và phát triển, là hệ thống các giá trị, quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của một doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chi phối tình cảm, lối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Franklin Covey – Tổ chức tư vấn và đào tạo hàng đầu của Mỹ: “Nếu chiến lược là hạt, thì văn hóa là đất. Nếu đất tốt thì hạt sẽ nở hoa, dù hạt có tốt đến mấy nhưng đất (văn hóa) không tốt thì chiến lược cũng khó có thể thành công…”. Văn hoá là nền tảng, mà khi nền vững thì các chiến lược đưa ra mới có thể thực thi và có hiệu quả mạnh mẽ, lâu dài. Đối thủ có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống, quy trình, cho đến bí quyết công nghệ…, chỉ trừ một thứ duy nhất không thể sao chép hay ăn cắp được, đó chính là văn hóa doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp – Năng lực cạnh tranh độc quyền

Trong thời đại công nghệ 4.0, không chỉ là bản sắc riêng, văn hóa doanh nghiệp còn là năng lực cạnh tranh độc quyền của mỗi doanh nghiệp.

Kỷ nguyên số dự đoán máy móc, trí thông minh nhân tạo ngày càng làm được nhiều công việc thay thế con người, thậm chí mang lại hiệu suất cao hơn. Nhưng có những điều mà công nghệ không thể thay thế, đó là niềm tin, đạo đức, sự tương tác và kết nối về mặt tinh thần giữa người với người. Dịch bệnh COVID-19 với phạm vi ảnh hưởng toàn cầu giống như một “phép thử” trong đó không ít thương hiệu lớn cũng phải gặp lao đao. Trong thời điểm khó khăn đó, việc tồn tại và phát triển bền vững còn dựa trên sự vững mạnh của văn hoá doanh nghiệp. Ví dụ trong thời điểm cao trào của dịch bệnh, làm việc tại nhà (Work From Home) có thể vận hành hiệu quả để thay thế các vận hành truyền thống hay không, phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng văn hoá chung của doanh nghiệp.

Nắm bắt được nhu cầu này, với mong muốn sẻ chia và đồng hành cùng các doanh nghiệp qua giai đoạn nhiều khó khăn, nhà mạng MobiFone cung cấp các bộ giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kết nối và xây dựng nền tảng phát triển bền vững. Tiêu biểu như giải pháp văn phòng MobiFoneEoffice, cung cấp các tính năng hỗ trợ đắc lực cho việc điều hành và xử lý văn bản cho văn phòng, hướng đến mục tiêu “Văn phòng không giấy”. Theo đó, mọi văn bản đều có thể soạn thảo, trình ký, ký số, phát hành và chuyển tiếp online trên hệ thống chung của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân đều có thể chủ động theo dõi được luồng xử lý của văn bản, rút ngắn thời gian xử lý văn bản và tăng hiệu suất làm việc, hỗ trợ giải quyết các tác nghiệp hành chính trong đơn vị một cách nhanh chóng và tiện lợi. Trong thời điểm giãn cách xã hội do ảnh hưởng của COVID-19, giải pháp này trở thành cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh độc quyền của mỗi doanh nghiệp trong thời đại 4.0 ảnh 1
 

Bên cạnh MobiFoneEoffice, giải pháp kết nối mBiz360 là một giải pháp quản lý tiêu dùng viễn thông tổng thể, chủ động, tiết kiệm dành cho khách hàng doanh nghiệp… mBiz 360 sẽ giúp xây dựng một yếu tổ quan trọng trong văn hoá doanh nghiệp đó chính là tinh thần chia sẻ. Toàn bộ nhân sự có thể thực hiện các cuộc gọi miễn phí cho nhau, bao gồm cả các cuộc gọi nhóm với nhiều thành viên góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tương tác, kết nối giữa nhân sự - một yếu tố không thể thiếu trong công cuộc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.  Việc kết nối thường xuyên, không rào cản sẽ tăng khả năng đoàn kết, tăng sự giao lưu phối hợp giữa các phòng ban, giữa các nhân sự, xây dựng mạng lưới hoạt động nội bộ thêm bền chặt, rộng khắp, đặc biệt với các tổ chức có nhiều chi nhánh tại nhiều địa phương. Nhờ vậy doanh nghiệp chủ động cung cấp, quản lý, theo dõi và chia sẻ sản lượng thoại, data cung cấp cho nhân viên dựa trên vị trí công tác hay nhu cầu trao đổi với giá chỉ từ 8.000Đ/1GB và giảm 40% giá cước gọi ngoại nhóm. Có thể nói công cụ mBiz360 của MobiFone chính là giải pháp tối ưu không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý chi phí viễn thông mà còn hỗ trợ xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Bên cạnh các giải pháp xây dựng nền tảng văn hoá và tổ chức nội bộ vững chắc, MobiFone còn được biết đến với một hệ thống giải pháp hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh, như Giải pháp truyền thông ứng dụng Big data (IVR) đã lọt vào top 10 Sao Khuê 2019, , hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise Resources Planning), giải pháp truyền thông ứng dụng Bigdata (IVR)…

Nhìn chung, việc xây dựng văn hoá chung trong kỷ nguyên số hoá bằng chính công nghệ giúp tạo thế hài hoà, cân bằng, cũng như là nền tảng cho sự hợp tác giữa máy móc, công nghệ và con người trong công việc. Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chịu nhiều áp lực về cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận mà bỏ quên việc xây dựng văn hoá. Tuy nhiên, với sự tác động của dịch Covid-19 và việc thiết lập “trạng thái bình thường mới”, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, đây chính là thời điểm các doanh nghiệp cần nhận thức tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong quản trị công ty, trong việc xây dựng nền tảng bền vững để phát triển doanh nghiệp trong cơn bão của thời đại 4.0.

MỚI - NÓNG