Khai mạc 2 nội dung Army Games 2021 tại Việt Nam:

Nâng cao năng lực bảo vệ nhân dân trước các thách thức

0:00 / 0:00
0:00
Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Nguyễn Tân Cương cùng các đại biểu tham quan khu vực triển lãm vũ khí, trang bị do Việt Nam sản xuất
Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Nguyễn Tân Cương cùng các đại biểu tham quan khu vực triển lãm vũ khí, trang bị do Việt Nam sản xuất
TP - “Thông qua hội thao, các quân nhân được rèn luyện thêm kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm trong sử dụng trang bị, khí tài, góp phần nâng cao năng lực trong bảo vệ nhân dân trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống”...

Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, cho biết như vậy tại Lễ khai mạc hai cuộc thi Xạ thủ bắn tỉa và Vùng tai nạn do Bộ Quốc phòng Việt Nam đăng cai tổ chức (trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế -Army Games 2021), diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Quốc gia 4, ngày 31/8.

Rèn kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm

Cuộc thi Xạ thủ bắn tỉa và Vùng tai nạn của Army Games năm nay có sự tham gia của các đội tuyển quân đội 8 nước. Hai nước đăng ký tham gia với tư cách quan sát viên là Thái Lan và Singapore. Trong đó, cuộc thi Xạ thủ bắn tỉa có 8 đội tuyển tham gia, gồm: Lào, Venezuela, Bangladesh, Belarus, Nga, Uzbekistan và 2 đội tuyển của Việt Nam. Cuộc thi Vùng tai nạn có 6 đội tuyển tham gia, gồm: Mali, Nga, Lào, Belarus và Việt Nam cử 2 đội tuyển. Các đội tuyển tham gia thi đấu từ ngày 31/8 đến 3/9, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Quốc gia 4.

Theo Bộ Quốc phòng, từ năm 2018 đến năm 2020, Việt Nam đã ba lần cử đoàn tuyển thủ tham gia Army Games do Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tổ chức. Năm 2021, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử 18 đội tuyển tham gia thi đấu ở 15 nội dung: Xe tăng hành tiến, Lộ trình an toàn, Kinh tuyến, Đội quân văn hóa, Xạ thủ chiến thuật, Cúp biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương (tại Nga), Người bạn trung thành (tại Algeria), Kỹ năng thành thục (tại Belarus), Thợ quân khí giỏi (tại Iran), Pháo thủ giỏi (tại Kazakhstan), Môi trường an toàn (tại Trung Quốc), Tiếp sức quân y, Bếp dã chiến (tại Uzbekistan), Xạ thủ bắn tỉa, Vùng tai nạn (tại Việt Nam).

Tại lễ khai mạc, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng ban tổ chức hai cuộc thi cho biết, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức 2 nội dung thi, một lần nữa khẳng định mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa QĐND Việt Nam với Quân đội Liên bang Nga nói riêng, cũng như Quân đội hai nước Việt - Nga với Quân đội các nước bạn bè nói chung.

“Đây còn là dịp để Quân đội các nước giao lưu văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là bạn bè quốc tế biết, hiểu hơn về văn hóa và sự mến khách của Việt Nam”, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa khẳng định.

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Army Games 2021 được tổ chức trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với quyết tâm và sự nỗ lực của Bộ Quốc phòng hai nước Việt - Nga, công tác chuẩn bị cho hai môn thi đấu này được bảo đảm đủ điều kiện để các đội bước vào hội thao.

Sáng 31/8, dự lễ khai mạc có Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Chuẩn Đô đốc Subbotin Andrey Nikolaevich, đại diện Ban tổ chức Army Games 2021 của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga; Đại sứ quán và Tùy viên quân sự các nước có đội tuyển tham dự cuộc thi. Chuẩn Đô đốc Subbotin Andrei Nikolaevich đánh giá, Việt Nam đã hoàn thành một lượng lớn công việc, xây dựng được cơ sở vật chất - huấn luyện tuyệt vời, cho thấy sự chuẩn bị cho cuộc thi với tinh thần trách nhiệm cao.

Chào hàng nhiều trang bị, khí tài hiện đại

Sau lễ khai mạc, không gian văn hóa và triển lãm vũ khí trang bị do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức đã giới thiệu tới quan khách Quân đội các nước nhiều vũ khí, khí tài theo mô hình tác chiến hiện đại.

Triển lãm trưng bày khoảng 200 sản phẩm tiêu biểu, do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) nghiên cứu, phát triển và sản xuất, góp phần khẳng định năng lực của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Theo Tập đoàn Viettel, một trong những dấu ấn nổi bật về nghiên cứu, chế tạo trang bị quân sự công nghệ cao của tập đoàn là mô hình tác chiến hiện đại C5ISR, được áp dụng ở nhiều nước có nền khoa học quân sự tiên tiến trên thế giới. Mô hình này có 4 nhiệm vụ: thu thập thông tin; truyền nhận thông tin, mệnh lệnh; xử lý thông tin và tác chiến không gian mạng.

Trong đó, đối với dòng sản phẩm UAV, Viettel đã nghiên cứu sản xuất thành công máy bay không người lái hạng nhẹ và tiếp tục nghiên cứu phát triển các dòng máy bay không người lái hạng trung, với các tính năng và tầm bay khác nhau. Viettel cũng đã nghiên cứu sản xuất thành công 5 chủng loại radar cho cả Lục quân, Phòng không, Không quân và Hải quân hoạt động ở tầm trung, tầm xa, bắt thấp.

Đối với các loại vũ khí, hiện tại ngành Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam có thể sản xuất được hầu hết các loại súng, đạn, khí tài quang cho sư đoàn bộ binh và bước đầu sản xuất được các loại vũ khí cho các quân, binh chủng như Hải quân, Không quân.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...