Năm nay hạn hán, nhiễm mặn sẽ rất khốc liệt

Khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL Ảnh: TTO
Khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL Ảnh: TTO
TP - Ông Nguyễn Ngọc Anh (ảnh), Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam nói vậy trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong hôm qua.

>> Dân lao đao vì nước nhiễm mặn

Khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL Ảnh: TTO
Khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Ảnh: TTO.

Ông nói: Nếu như mọi năm, mùa mưa bắt đầu vào đầu tháng 5 thì từ giờ tới đầu tháng 4, tình hình mặn xâm nhập sẽ rất khốc liệt. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, vùng hạ lưu ven biển xuất hiện thêm vụ sản xuất lúa xuân- hè. Vùng thượng lưu xuất hiện thêm vụ thu- đông. Nhu cầu nước tưới tăng thêm càng khiến nguồn cung nước ngọt của cả vùng thêm căng thẳng.

Xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, có địa phương phải chuyển một số diện tích trồng lúa sang trồng rau màu. Ông bình luận ra sao về hướng đi này?

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, phải chú ý mấy điểm. Thứ nhất, bằng mọi giá phải giữ được diện tích lúa ở ĐBSCL là 1,741 triệu ha. Đây là chỉ tiêu Chính phủ giao cho toàn ĐBSCL thực hiện. Như vậy, việc chuyển đổi phải linh hoạt từng vùng, từng năm cụ thể và không ảnh hưởng diện tích chung.

Trong chiến lược bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ĐBSCL hằng năm phải đảm bảo 21-22 triệu tấn lúa, trong đó có 4,5 triệu tấn xuất khẩu. Hiện nay, cũng nhiều người nói về những giống lúa mới có khả năng chịu mặn 4-5, thậm chí 6g/l (nước uống thông thường là 1g/l-PV), có người đề cập những giống lúa chịu hạn 1-2 tháng…

Tuy nhiên, phải khẳng định những giống lúa như thế chỉ đáp ứng những nhu cầu tại chỗ, hoặc để chăn nuôi, không thể có năng suất, chất lượng tốt, ổn định, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Gần đây rộ lên thông tin về dự án xây dựng đập Xayaburi trên dòng chính của sông Mekong. Vậy cơ chế phối hợp giữa các nước trong khu vực về lĩnh vực thủy lợi hiện được thực thi ra sao?

Ông Nguyễn Ngọc Anh
Ông Nguyễn Ngọc Anh.

Cơ chế này nêu rõ, nếu các nước muốn xây đập trên dòng chính, phải được sự đồng ý của các nước thành viên, xây trên dòng nhánh, phải thông báo tới các thành viên khác.

Như vậy, nếu các nước không đồng ý thì đập Xayaburi khó có thể được xây dựng?

Hiệp ước là một chuyện, tuy nhiên trong thực tế, còn tùy từng trường hợp cụ thể. Trong chiến lược chung của Ủy hội sông Mekong đã có sự thay đổi rất lớn.

Thay vì xây dựng các dự án thủy điện có hồ chứa hàng chục tỷ m3, như đập Sam-bo của Campuchia, gần đây, người ta đã chuyển qua ý tưởng xây dựng các nhà máy thủy điện theo kiểu đập dâng, sử dụng dòng chảy kiệt. Tác động của nhà máy có hồ chứa và nhà máy sử dụng dòng chảy kiệt đến môi trường là một trời một vực.

Điều dễ hiểu là quốc gia nào có tiềm năng thì cũng muốn khai thác. Vấn đề quan trọng nhất của các thành viên Ủy hội sông Mekong là đánh giá sát các tác động, thông báo sớm cho nhau để có biện pháp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Tiêu chí cho quan hệ này là win-win (đôi bên cùng hưởng lợi).

Vậy chúng ta phải làm gì để hạn chế các tác động tiêu cực của việc xây đập Xayaburi (trong trường hợp đập này được xây dựng), cạn kiệt nguồn nước dòng Mekong hay sự xâm nhập của nước mặn?

-Phải nghĩ rằng Xayaburi chỉ là một ví dụ. Việc của chúng ta là nhìn thấy trước cái gì sẽ diễn ra trong 5- 10 hay 20 năm tới. Chúng ta phải giải quyết ba tác động. Thứ nhất là tác động của khí hậu vùng thượng lưu Mekong. Thứ hai là tác động biến đổi khí hậu thượng lưu. Thứ ba là tác động của biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Trước mắt, việc phải làm là tiếp tục nỗ lực hoàn thành các công trình thủy lợi trọng điểm, đề xuất các công trình quy mô lớn; hoàn thiện, nâng cấp các tuyến đê biển, đê sông, huy động các nguồn lực từ trung ương đến địa phương và cả người dân…

Xin cảm ơn ông.

Xuân Thủy (thực hiện)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tỉnh Isfahan của Iran. (Ảnh: Getty)
Iran bác tin bị tấn công tên lửa
TPO - Tiếng nổ được nghe thấy ở Isfahan là do Iran kích hoạt các hệ thống phòng không, một quan chức Iran nói với Reuters, đồng thời khẳng định không có cuộc tấn công tên lửa nào nhằm vào nước này như báo chí vừa đưa tin.