Năm học mới tìm giá trị cũ

TPO - Tiên học lễ hậu học văn, dạy làm người trước khi dạy học chữ… là những khẩu hiệu đang được ngành giáo dục phát đi trước thềm năm học mới 2019 -2020. Nhưng, có một giá trị được coi là xưa như trái đất dường như chưa bao giờ ngành giáo dục đề cập đến đó chính là giá trị chân thực.

Trên 90% học sinh THPT đỗ tốt nghiệp, ở ĐH, số trường ĐH tham gia kiểm định đạt kiểm định cũng lên đến 96%.

Những con số này phải chăng nó cũng là một ẩn số. Bệnh thành tích đã trở thành căn bệnh trầm kha của giáo dục. Làm thế nào để dạy học sinh thành nhân trước khi thành tài khi mà môi trường giáo dục đang đầy rẫy bệnh thành tích như hiện nay. Nó ngấm sâu đến mức thi giáo viên dạy giỏi trở thành sàn diễn của mỗi “nghệ sĩ” giáo viên. Những báo cáo tổng kết đâu đâu cũng thấy thành tích. Thậm chí họp phụ huynh, phụ huynh cũng được nghe báo cáo thành tích của trường.

Chính vì vậy, không khó lý giải khi cả nghìn học sinh tốt nghiệp lớp 5 đăng ký tuyển sinh vào lớp 6 trường THCS Hà Nội Amsterdam đều có chung một gương mặt: học bạ 100% điểm 10. Trong số này, bao nhiêu điểm 10 là thật của học sinh, bao nhiêu điểm 10 là của phụ huynh, rất khó để có câu trả lời chính xác. Nhưng có thể thấy, gia đình, xã hội đều đang tạo sức ép lên ngành giáo dục.

Giá trị của sự chân thật ngày càng bị lu mờ trước những toan tính của mỗi người. Giáo viên muốn có thành tích để báo cáo hiệu trưởng, hiệu trưởng cũng muốn có thành tích để báo cáo nên cũng quay lại ép giáo viên. Phòng cũng muốn có thành tích để báo cáo sở, sở muốn có thành tích để báo cáo cấp cao hơn.

Cứ như một vòng tròn, điểm xuất phát cũng chính là đích đến. Chỉ những đứa trẻ ngơ ngác đứng ở giữa chịu trận trước những kỳ vọng của người lớn. Tuổi thơ bị bóp nghẹt trong những giờ học thêm, trong các kỳ thi.

Cũng giống như các loại rau dại từng là đồ bỏ đi bên đường nay bỗng trở thành thổ sản trên bàn tiệc thì việc học sinh được sống với thiên nhiên, được làm những công việc bình thường bỗng nhiên trở thành “đặc sản” dạy kỹ năng sống của các trường.

Giá như giáo dục bớt hình thức, bớt sáo rỗng, bớt những thành tích, bớt những giải thưởng nhiêu khê, bớt tung hô thì có lẽ trường học đương nhiên là trường học hạnh phúc, không cần phải trở thành khẩu hiệu để phấn đấu.

Nhưng những lời hứa vẫn cứ vậy thôi, bao giờ trả lại cho giáo dục giá trị của sự chân thực, nguyên bản ban đầu? Năm học mới đến rồi mà vẫn cứ loay hoay đi tìm lại giá trị cũ mà chúng ta đã bỏ quên ở đâu?

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.