Năm 2022, ngày nào tốt lành cho khai trương, mở hàng để 'tiền vào như nước'?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong 10 ngày đầu tiên của năm 2022 (từ mùng 1 đến mùng 10 âm lịch), có việc nên tiến hành để chớp đúng thời cơ, đón tài lộc cũng có những việc phải hạn chế để tránh xui xẻo cả năm.

Theo ý kiến các chuyên gia, trong năm 2022, các ngày mùng 4 và mùng 8 Tết là tốt nhất để tiến hành việc quan trọng, việc mang ý nghĩa khởi đầu trọng đại như khai trương, mở hàng đầu năm, khai bút hay xuất hành.

Trong khi đó, các ngày tương đối tốt còn lại gồm mùng 1, 2, 6 và 10 Tết. Những ngày này thích hợp để khai bút, du xuân, lễ chùa hoặc cũng có thể mở hàng, khai trương, nếu không chờ được hoặc lỡ các ngày tốt hơn là mùng 4 và mùng 8 Tết.

Những ngày còn lại như mùng 3, 5, 7, 9 Tết khá xấu, không thích hợp làm việc quan trọng. Tuy nhiên, có thể đi lễ chùa cầu bình an, đi chơi gần, chúc Tết họ hàng, bà con lối xóm.

Tóm tắt đánh giá ngày tốt xấu đầu năm Nhâm Dần 2022:

Năm 2022, ngày nào tốt lành cho khai trương, mở hàng để 'tiền vào như nước'? ảnh 1

Mùng 6 Tết (6/2/2022 dương lịch):

Giờ tốt: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).

Hướng tốt: Hướng Tây Bắc tốt cho việc cầu tình duyên, con cái. Hướng Tây Nam tốt cho việc cầu tiền bạc, công danh sự nghiệp.

Việc nên làm: Khai trương, mở hàng, xuất hành, lễ chùa, hội họp bạn bè.

Lưu ý: Các tuổi Nhâm Thân, Mậu Thân, Giáp Tý, Giáp Ngọ xung với ngày nên cần hạn chế đi lại hoặc làm việc quan trọng, tỷ lệ thành công không cao, thậm chí có thể gặp xui xẻo.

Mùng 7 Tết (7/2/2022 dương lịch):

Giờ tốt: Tý (23h-1h), Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).

Hướng tốt: Xuất hành về hướng Tây Nam gặp được cả Hỷ Thần và Tài Thần, cầu công danh tiền bạc hay tình duyên đều lợi cả.

Việc nên làm: Dân gian gọi đây là ngày Tam Nương, không tốt khi tiến hành việc quan trọng. Tuy nhiên, có thể đi lễ chùa cầu bình an.

Lưu ý: Các tuổi Quý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi xung với ngày nên cần thận trọng hơn khi xuất hành. Hạn chế đi xa, tránh gặp bất trắc.

Mùng 8 Tết (8/2/2022 dương lịch):

Giờ tốt: Dần (3h-5h), Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h), Hợi (21h-23h).

Hướng tốt: Cầu tình duyên nên xuất hành theo hướng Nam, cầu tiền bạc đi về hướng Tây.

Việc nên làm: Ngày tốt để khai trương, mở hàng, tiến hành giao dịch đầu năm mới, ký kết hợp đồng, khai bút đầu xuân, đi lễ chùa cầu bình an.

Lưu ý: Bính Tuất, Giáp Tuất, Bính Dần là những tuổi xung với ngày, có thể gặp phải bất lợi nếu xuất hành xa, vì thế nên cẩn trọng.

Mùng 9 Tết (9/2/2022 dương lịch):

Giờ tốt: Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).

Hướng tốt: Xuất hành về hướng Đông Nam gặp Hỷ Thần ban phước cho tình duyên hay gia đạo bình an, hài hòa. Đi về hướng Tây Bắc được Tài Thần gia độ về tiền bạc, công danh.

Việc nên làm: Theo dân gian, đây là ngày Sát chủ, thuộc bách kỵ, không nên làm việc trọng đại với bất kỳ tuổi nào. Có thể đi lễ chùa cầu bình an cho gia đình.

Lưu ý: Các tuổi Đinh Hợi, Ất Hợi, Đinh Mão xung với ngày, đi lại cẩn trọng, đề phòng gặp xui xẻo hoặc trục trặc giữa đường.

Mùng 10 Tết (10/2/2022 dương lịch):

Giờ tốt: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Hướng tốt: Muốn cầu may mắn, thuận lợi về tình duyên, nên xuất hành theo hướng Đông Bắc. Còn muốn cầu cát lợi về tiền bạc, công danh thì đi theo hướng Đông Nam.

Việc nên làm: Có thể tiến hành khai trương, mở hàng kinh doanh, cúng lễ cầu may, đi lễ chùa, giao dịch ký kết hợp đồng. Đây còn được gọi là ngày Vía Thần Tài, có nơi thường mua vàng để cầu may mắn.

Lưu ý: Các tuổi Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần xung với ngày, vì thế cần thận trọng khi đi lại hoặc tiến hành các giao dịch tiền bạc, đề phòng bị rơi đồ hoặc mất trộm đồ quý giá.

*Mọi thông tin trong bài chỉ có tính chất tham khảo!

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.