Năm 2020, đường sắt lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, lương giảm 14%

Vốn đã khó khăn, yếu thế trong cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, dịch COVID-19 đã đẩy đường sắt vào khó khăn hơn gấp bội.
Vốn đã khó khăn, yếu thế trong cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, dịch COVID-19 đã đẩy đường sắt vào khó khăn hơn gấp bội.
TPO - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mưa lũ tại miền Trung, hạ tầng xuống cấp, năm 2020 của ngành đường sắt khép lại với nhiều số liệu tụt giảm nghiêm trong so với các năm trước, số lượng khách đi tàu có tháng đạt thấp nhất trong lịch sử của ngành. Do vậy, ước số lỗ của đường sắt hơn 1.300 tỷ đồng.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), năm 2020, đường sắt chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, mưa lũ tại miền Trung, trong khi hạ tầng đường sắt cũ kỹ, lạc hậu nên khó cạnh tranh với các loại hình vận tải khác. Cùng với đó, việc triển khai thi công dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM trị giá 7.000 tỷ đồng, cũng ảnh hưởng tới hoạt động chạy tàu, khi có tới hơn 50 điểm chạy chậm hoặc phải phong tỏa theo khu đoạn.

Số lượt hành khách đi tàu có tháng chỉ đạt 30-35% so với cùng kỳ, đây là mức thấp nhất trong lịch sử ngành đường sắt.

Với những ảnh hưởng đó, sản lượng khai thác hợp nhất của VNR chỉ đạt hơn 6.828 tỷ đồng (giảm 21% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu ước đạt hơn 6.565 tỷ đồng (giảm gần 22% so với cùng kỳ). Thu nhập bình quân của người lao động chỉ đạt hơn 8,2 triệu đồng/người/tháng (giảm gần 14% so với năm trước).

Trong đó, công ty mẹ đạt tổng doanh thu hơn 1.713 tỷ đồng (giảm gần 34% so với cùng kỳ), ước lỗ hơn 1.324 tỷ đồng.

Khối doanh nghiệp vận tải chỉ đạt doanh thu hơn 2.909 tỷ đồng (giảm hơn 32% so với cùng kỳ). 

Về phần người lao động, theo VNR, các chức danh trực tiếp chạy tàu đang có nguy cơ thiếu hụt, trong khi việc tuyển dụng nhân lực này ngày càng khó khăn. 

Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, đường sắt phải cắt giảm chạy tàu khách trên tất cả các tuyến, dẫn đến người lao động thiếu việc làm, phải bố trí cho lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ luân phiên không hưởng lương từ 5 đến 13 ngày công một tháng. Thu nhập cho người lao động vì thế cũng giảm nhiều so với cùng kỳ.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.