Năm 2012, thực hiện giá viện phí mới

Theo BHXH Việt Nam, viện phí tăng sẽ góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Ảnh: Hồng Vĩnh
Theo BHXH Việt Nam, viện phí tăng sẽ góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Ảnh: Hồng Vĩnh
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, việc điều chỉnh tăng giá viện phí là cần thiết nhưng phải nằm trong khả năng chi trả của người dân và phải có hỗ trợ tối đa cho người nghèo, đối tượng chính sách, không gây ảnh hưởng tới an sinh xã hội.

> Phí hàng trăm dịch vụ y tế có thể gấp đôi

Theo BHXH Việt Nam, viện phí tăng sẽ góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Ảnh: Hồng Vĩnh
Theo BHXH Việt Nam, viện phí tăng sẽ góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Hôm qua, tại Hội nghị tham vấn Dự thảo nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị y tế công lập, Bộ Y tế tiếp tục đưa ra lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh khung giá một phần viện phí.

Theo ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, khi viện phí điều chỉnh theo hướng tăng, sẽ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Ngoài ra, nếu bệnh nhân nằm ghép 2 người/giường sẽ chỉ phải chịu 70% chi phí, nằm ghép 3 người/giường là 50% chi phí…

Ông Thảo cho biết thêm, khi điều chỉnh tăng viện phí cần phải đánh giá tác động đến 2 vấn đề lớn, đó là 40% người dân không có bảo hiểm y tế (BHYT) và sự cân đối quỹ BHYT.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, phần lớn những người chưa có BHYT thuộc hộ gia đình nghèo, thu nhập không ổn định, kinh tế khó khăn. Nếu những đối tượng này bị ốm đau thì cuộc sống của họ sẽ càng nghèo hơn.

Theo cơ quan này, tăng giá viện phí là cần thiết nhưng phải có phương án để đẩy nhanh độ bao phủ BHYT, nhằm tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014. Ông Thảo đưa ra gợi ý, nên điều chỉnh khoản chi thường xuyên từ ngân sách cho các bệnh viện trước đây chuyển sang để mua BHYT cho người dân.

Đối với việc cân đối quỹ, hiện Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế đang tính toán khi viện phí tăng thì mức chi từ quỹ BHYT tăng lên bao nhiêu. Khi đó, việc cân đối, tính toán việc tăng phí BHYT sẽ phù hợp, tránh tình trạng ảnh hưởng đến khả năng chi trả của quỹ BHYT.

Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị ngành y tế cần đưa ra danh mục thuốc phù hợp hơn, kiểm soát và tránh việc lạm dụng dịch vụ y tế.

Về vấn đề BHYT, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết giá viện phí hiện nay đang được Nhà nước bao cấp cho cả người nghèo lẫn người có thu nhập cao, có khả năng chi trả toàn bộ viện phí, mức thu thấp như vậy không hấp dẫn người dân tự nguyện tham gia BHYT và như vậy là không công bằng.

Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, các bệnh viện tăng cường nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm phiền hà cho người bệnh, xây dựng đề án thực hiện BHYT toàn dân. Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 139 để hỗ trợ các đối tượng khó khăn trong khám, chữa bệnh.

Đối với các hộ cận nghèo, Bộ Y tế đang đề nghị Bộ Tài chính nâng mức hỗ trợ khi tham gia BHYT từ 50% như hiện nay lên thành 70% vào năm 2012. Bộ trưởng cho biết thêm Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức nhiều chương trình vận động lớn, kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội hỗ trợ, mua thẻ BHYT cho những đối tượng khó khăn.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu một số quan điểm để Bộ Y tế và Bộ Tài chính tham khảo, tiếp tục xây dựng dự thảo Nghị định về đổi mới cơ chế tài chính đối với y tế công lập. Theo đó, việc điều chỉnh khung viện phí đối với 350 dịch vụ y tế đang áp dụng từ năm 1995 là việc làm cần thiết.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế cần bám sát nguyên tắc của BHYT là chia sẻ giữa những người phải vào viện và người không phải vào bệnh viện. Bộ Y tế và Bộ Tài chính cần hoàn thiện cơ chế thay đổi mức thu BHYT để phù hợp theo thời gian hàng năm.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế trong quý IV năm 2011 trình Chính phủ về mức điều chỉnh cụ thể của 350 dịch vụ y tế, đến năm 2012 triển khai thực hiện.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.