Mỹ tính dùng tên lửa tàng hình AGM-158B đối phó DF-21D

Mỹ tính dùng tên lửa tàng hình AGM-158B đối phó DF-21D
TPO - “Tên lửa quân đội Mỹ dù có hiện đại hơn nữa, cũng có biện pháp phát hiện và đối phó với nó” – Trương Văn Xương – chuyên gia nghiên cứu quân sự của Trung Quốc  nói trên tờ “Khoa học và công nghệ Trung Quốc”.

Trong đợt không kích Syria hôm 14/4, Mỹ đã lần đầu sử dụng phiên bản nâng cấp – AGM-158B, Anh cũng sử dụng một mẫu tên lửa hành trình tàng hình – “Bóng Bão”. AGM-158B sử dụng động cơ turbo thay cho động cơ phản lực, tăng thể tích chứa nhiên liệu, giúp tên lửa có tầm bắn gấp 3 lần phiên bản trước đó, đạt tới 920km. Đây là phiên bản nâng cấp của “tên lửa không đối đất ngoài khu vực phòng thủ” sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo nâng cao khả năng dẫn đường và kiểm soát.

Tên lửa tàng hình “Bóng Bão” dù có tầm bắn kém hơn AGM-158B, song với việc trang bị hệ thống GPS hiện đại, khả năng chống nhiễu mạnh hơn và thiết lập hành trình bay tốt hơn. Trên cơ sở trinh sát trận địa phòng không của đối phương nó có thể né tránh hiệu quả các đợt tấn công của tên lửa đất đối không.

Ông Trương cho biết, hai loại tên lửa này được thiết kế nhằm nâng cao khả năng tàng hình trước radar và hồng ngoại bằng việc sử dụng một lượng lớn composite, đầu đạn được thiết kế hình kim cương cũng làm giảm khả năng phản xạ sóng radar, với công nghệ sơn tàng hình, bề mặt phản xạ của AGM-158B chỉ là 0,1 khiến radar thông thường khó có thể phát hiện. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, AGM-158B muốn tấn công DF-21D cũng không dễ, bởi AGM-158B chủ yếu tấn công mục tiêu cố định, trong khi DF-21D có khả năng cơ động cao. “Hơn nữa, chúng ta có thể thực hiện chiến thuật phòng thủ tích cực, tấn công thẳng vào máy bay mang tên lửa, khiến AGM-158B mất căn cứ” - ông Trương Văn Xương nhấn mạnh.

Theo Tân Hoa xã
MỚI - NÓNG