Mỹ thay đổi chiến thuật: Ưu tiên tàu sân bay hạng nhẹ

Mỹ thay đổi chiến thuật: Ưu tiên tàu sân bay hạng nhẹ
TPO - Điều này có được là nhờ các tiêm kích có năng lực cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B Lightning II.

Cụ thể: hải quân Mỹ đang bắt đầu triển khai 9 tàu tấn công đổ bổ với hàng chục máy bay tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II. Các tàu này chỉ có lượng giãn nước 40.000 tấn, chưa bằng một nửa số với tàu sân bay lớp Nimitz nhưng đã được hoán cải để có thể mang tiêm kích. Chúng nay đóng vai trò là các tàu sân bay hạng nhẹ.

Mới đây nhất, tàu đổ bộ tấn công USS Wasp của Mỹ đã vào biển Đông, mang theo 10 tiêm kích F-35B kèm thêm một số máy bay trực thăng để tập trận với hải quân Philippines.

Mỹ thay đổi chiến thuật: Ưu tiên tàu sân bay hạng nhẹ ảnh 1 F-35 trên tàu USS Wasp

Rẻ hơn, dễ đóng hơn, lại dễ bảo dưỡng, vận hành hơn những con tàu sân bay cả trăm tấn, tàu sân bay hạng nhẹ có thể là một lựa chọn hấp dẫn đối với hải quân nhiều quốc gia đang muốn củng cố năng lực không quân trên biển.

Tuy nhiên, bình luận viên của U.K. Defense Journal George Allison  cho rằng những nước như Anh, đang vật lộn với việc đóng hai tàu 70.000 tấn lớp Queen Elizabeth  với chi phí 10 tỷ USD, không nên quan tâm đến tàu sân bay hạng nhẹ. Đó là còn chưa kể hải quân Anh đang vận hành từ năm 2014 tàu sân bay cỡ nhỏ 22.000 tấn Invincible

“Kinh nghiệm vận hành cho thấy các tàu sân bay cỡ lớn có ưu điểm vượt trội”, Allison viết.

Ví dụ, tàu Invincible thông thường mang theo 12 máy bay Sea Harriers vả chỉ mới thế, trên sàn tàu đã rất chật chội. Một số tờ báo thường nói 12 chiếc F-35B là tối đa số máy bay mà một tàu Queen Elizabeth có thể mang theo, tuy nhiên, một số chuyên gia nói điều này là vô lý, bời tàu này lớn gấp ba lần tàu Invincible.

Tàu càng nhỏ, số máy bay mang càng ít và càng lãng phí nguồn lực nếu so với tàu sân bay cỡ lớn, hạn chế hoạt động của máy bay trên boong.

Nhưng hải quân Mỹ có thể phản đối những lý do này. Bằng chứng là hình ảnh của tàu đổ bộ USS Wasp mới đây.

Theo chuyên gia David Axe của National Interest, trong những năm gần đây, thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu thay thế các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8 Harrier và các loại máy bay khác bằng F-35, các nhà hoạch định bắt đầu loại bỏ khái niệm “hàng không mẫu hạm Harrier” và chuyển qua khái niệm “tàu sân bay Lightning”, ý là các tàu mang theo máy bay F-35 Lightning II. Một số chuyên gia khác thì gọi đơn giản khái niệm mới là tàu sân bay hạng nhẹ.

Một tàu sân bay hạng nhẹ có thể mang theo từ 16-20 máy bay F-35, trong khi tàu sân bay cỡ lớn mang theo khoảng 40 chiếc. Một tàu sân bay Lightning có thể duy trì 40 lượt cất cánh/ngày, theo ước tính của Thủy quân lục chiến Mỹ. Còn tàu lớp Ford thế hệ mới có thể duy trì 160 lần cất cánh/ngày.

“Mặc dù tàu sân bay hạng nhẹ không thể thay thế tàu cỡ lớn, chúng có thể là các lực lượng bổ sung”, Thủy quân lục chiến Mỹ nhận định. “Một tàu sân bay hạng nhẹ, có thể tận dụng tối đa năng lực của một tàu tấn công đổ bộ trong việc đóng vai trò là căn trên biển, có thể giúp hải quân và các lực lượng phối hợp có thêm năng lực tiếp cận, tập hợp và tấn công rất đáng kể”.

Và tàu sân bay hạng nhẹ còn giúp hải quân Mỹ chuyển đổi qua một cơ cấu có độ sống còn cao hơn, trong bối cảnh Trung Quốc và Nga đang phát triển các tên lửa chống hạm đầy chết chóc. Đầu năm 2019, hải quân Mỹ đã cho về hưu sớm 25 năm trước hạn tàu sân bay USS Harry S. Truman cũng vì thực tế này.

Hơn nữa, một tàu sân bay lớp Ford mới có giá thành tới 13 tỷ USD, trong khi tàu sân bay hạng nhẹ chỉ ở mức 3 tỷ USD.

MỚI - NÓNG