Mỹ tăng cường tên lửa cho chiến trường Thái Bình Dương

Mỹ tăng cường tên lửa cho chiến trường Thái Bình Dương
TPO - Hải quân Mỹ đã bắt đầu trang bị Tên lửa Chống hạm Tầm xa (LRASM) mới (Lockheed Martin phát triển) cho các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet. Dự kiến các chuyến bay kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đầu sẽ được bắt đầu trong tháng 9/2015.

Trước đó, tháng 6/2013, loại tên lửa này đã được trang bị cho các máy bay ném bom B-1B (của Không quân Mỹ sau khi được thử nghiệm thành công. LRASM đã phóng thành công từ máy bay B-1 Lancer và đánh trúng mục tiêu giả định của nó.

Đây là bước tiến tiếp theo của chương trình tên lửa LRASM của Lầu Năm góc. nhằm đáp ứng nhu cấp cấp bách về tên lửa chống hạm tầm xa cho chiến trường Thái Bình Dương.

Hải quân Mỹ cho biết, đội bay thử nghiệm và đánh giá sẽ diễn ra tại Căn cứ Không – Hải quân Sông Patuxent, bang Maryland và Căn cứ Vũ khí Hải – Không quân China Lake trong Sa mạc MoJave, bang California.

Các tên lửa LRASM đã được lắp đặt và kiểm tra tính tương thích trên những tiêm kích F/A-18E/F hôm 12/8 sử dụng những “phương tiện mô hình toàn diện”.

Hải quân Mỹ cho biết thêm, phiên bản hải quân của Tên lửa không đối đất ngoài tầm phòng không dùng cho liên quân (JASSM-ER - Joint Air-to-Surface Standoff Missile) cũng sẽ được thử nghiệm trang bị trên các máy bay ném bom B-1B vào năm 2018 và tiêm kích F/A-18 vào năm 2019.

Giám đốc Chương trình vũ khí tấn công chính xác của Hải quân Mỹ, Đại tá Jaime Engdahi đánh giá: “Tên lửa này sẽ giúp chúng tôi (Hải quân Mỹ) đối phó kịp thời với mối đe dọa trên biển ngày càng tăng và cung cấp các chiến đấu cơ đủ năng lực tối cần thiết trước các mục tiêu trên mặt nước từ khoảng cách xa hơn”.

Nhà sản xuất Lockheed Martin mong đợi sẽ tiếp nhận hợp đồng sản xuất các tên lửa LRASM đầu tiên trong năm 2017. Họ vừa mở rộng nhà máy sản xuất tên lửa tại vùng Troy, bang Alabama nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất gia tăng.

Tên lửa LRASM do Cơ quan Các dự án Nghiên cứu Quốc phòng Hiện đại Mỹ nhằm thay thế dần các dòng tên lửa hiện tại, đáp ứng yêu cầu gia tăng tác chiến tấn công chống bề mặt.

Hiện tại, tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là Harpoon với tầm bắn tối đa khoảng 280km (biến thể cải tiến AGM-84F có tầm bắn tối đa khoảng 315km nhưng không được đưa vào sử dụng). Trong khi đó, những tên lửa LRASM có thể giúp Mỹ tấn công đối phương từ khoảng cách tới 800km.

JASSM-ER có chiều dài 4 mét, nặng khoảng 1 tấn, mang theo đầu đạn nặng 450kg có khả năng xuyên phá các công sự kiên cố.

Tên lửa này có độ chính xác cao nhờ vào hệ thống dẫn đường bằng quán tính, GPS và đầu dò hồng ngoại tinh vi, cho phép Không quân Mỹ tấn công nhiều mục tiêu khác nhau như các trạm radar, các hệ thống phòng không mà không cần phải tiến vào khu vực nguy hiểm.

Còn tên lửa LRASM có thiết kế khí động học tương tự như JASSN-ER nhưng có khác biệt về hệ thống dẫn đường. LRASM vẫn sử dụng hệ thống dẫn hướng quán tính, GPS nhưng bổ sung hệ thống dẫn đường bằng radar và đầu dò quang điện tử. 

Theo Theo Flight Global
MỚI - NÓNG
Tỉnh Isfahan của Iran. (Ảnh: Getty)
Iran bác tin bị tấn công tên lửa
TPO - Tiếng nổ được nghe thấy ở Isfahan là do Iran kích hoạt các hệ thống phòng không, một quan chức Iran nói với Reuters, đồng thời khẳng định không có cuộc tấn công tên lửa nào nhằm vào nước này như báo chí vừa đưa tin.