> Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cho Myanmar
> Mỹ bàn về an ninh Biển Đông và chính sách 'tái cân bằng'
> Mỹ mời Myanmar dự tập trận lớn nhất thế giới
Lầu Năm Góc cho biết hợp tác có thể dưới dạng đào tạo “phi sát thương” cho các sĩ quan Myanmar, tập trung vào trợ giúp nhân đạo, quân y và cải cách quốc phòng, vị quan chức (đề nghị giấu tên) nói với các phóng viên Mỹ.
Nhìn chung, Mỹ ủng hộ quan điểm rằng, một mối quan hệ quân sự Mỹ-Myanmar được xem xét kỹ lưỡng, có trọng điểm và phạm vi phù hợp là rất hiệu quả đối với việc thúc đẩy nỗ lực cải cách tổng thể ở Myanmar, ông nói.
Quan hệ Mỹ-Myanmar cải thiện đáng kể, từ khi giới quân sự Myanmar từ bỏ nắm quyền lãnh đạo đất nước hồi năm ngoái.
Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Myanmar tháng trước thể hiện sự chuyển đổi này, khi cả hai nước đều nhìn thấy lợi ích của việc tăng cường quan hệ an ninh và ngoại giao.
Theo các nhà phân tích, trong khi tìm kiếm sự chuyển hướng chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chính quyền Obama quan tâm việc mở rộng ảnh hưởng của mình ở Myanmar.
Giới chức Mỹ hồi tháng 10 nói rằng, Mỹ sẵn sàng cho phép Myanmar tham dự cuộc tập trận chung quy mô lớn ở Thái Lan năm 2013, với tư cách quan sát viên. Cuộc tập trận này sẽ có mặt nhiều lực lượng quân sự của Mỹ và các đồng minh ở châu Á.
Hôm qua, một quan chức Lầu Năm Góc nói rằng, Mỹ đang lên kế hoạch điều một số tàu chiến và vũ khí mới nhất tới các cảng, căn cứ quân sự tại châu Á trong những năm tới.
Vũ khí, khí tài gồm có máy bay chống tàu ngầm P-8 Poseidon, tên lửa hành trình, tàu chiến lớp Virginia, máy bay tiêm kích tàng hình đa năng F-35…
Ngày 19-12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thông báo Mỹ có thể triển khai máy bay F-35 tại căn cứ không quân Iwakuni ở Nhật Bản trước năm 2017, cung cấp cho Nhật Bản radar X-band để nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa.
Mỹ cũng có kế hoạch đưa hơn 50% hạm đội của nước này tới châu Á-Thái Bình Dương, luân phiên bố trí bốn tàu tác chiến ven biển ở Singapore.
Phương Anh
Theo Strait Times, CBS News, AP