Mỹ - Phi thân mật, Trung Quốc ‘nóng mắt’

Mỹ - Phi thân mật, Trung Quốc ‘nóng mắt’
TPO - Tờ Thanh niên Trung Quốc vừa có bài viết về việc Mỹ giúp Philippines xây dựng lực lượng phòng thủ, cho rằng Mỹ đang tìm mọi cách lôi kéo các nước Đông Nam Á để kiềm chế Trung Quốc.

Mỹ - Phi thân mật, Trung Quốc ‘nóng mắt’

> Lính Mỹ và Philippines ‘kề vai sát cánh’

> Philippines – Mỹ tập trận, Trung Quốc bất an 

TPO - Tờ Thanh niên Trung Quốc vừa có bài viết về việc Mỹ giúp Philippines xây dựng lực lượng phòng thủ, cho rằng Mỹ đang tìm mọi cách lôi kéo các nước Đông Nam Á để kiềm chế Trung Quốc.

Mỹ - Phi thân mật, Trung Quốc ‘nóng mắt’ ảnh 1
 

Quan hệ Mỹ -Phi trở nên đặc biệt khăng khít thời gian gần đây

Cuộc tập trận kéo dài hai tuần “Balikatan 2013” (Kề vai sát cánh) giữa Mỹ và Philippines đã kết thúc vào ngày 17-4 tại doanh trại Aguinaldo, trụ sở của Lực lượng vũ trang Philippines tại Manila như đã định. Tuy nhiên, sự hợp tác quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Trung tướng Terry Robling, Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương tiết lộ, Mỹ sẽ giúp Philippines xây dựng một lực lượng phòng thủ chuyên trách để đối phó với những tranh chấp chủ quyền của Philippines tại Biển Đông, bảo vệ “lợi ích chiến lược” của quốc gia Đông Nam Á này trên Biển Đông.

Có phân tích cho rằng, trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước có liên quan, Mỹ đang từ “không thể hiện rõ lập trường” từng bước chuyển sang “đứng về phe khác” .

Nhằm vào Trung Quốc

Theo bản tin của tờ Manila Standard Today ngày 18-4, Trung tướng Terry Robling, Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương đã tiết lộ dự án hợp tác mới này trong lễ bế mạc cuộc tập trận Balikatan 2013 giữa hai nước. Ông Terry Robling cho biết, con đường quan trọng để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương là biện pháp ngoại giao, nhưng “khả năng phòng thủ mạnh mẽ cũng là biện pháp cuối cùng có thể lựa chọn”.

Trung tướng Terry Robling không tuyên bố thời gian cụ thể xây dựng lực lượng phòng thủ này, nhưng cũng đã tiết lộ rằng, ông sẽ cùng với trung tướng Emmanuel Bautista - tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines bàn luận cụ thể về nội dung huấn luyện cho lực lượng này.

Ông Terry Robling cho biết, lực lượng phòng thủ này sẽ đạt tới trình độ “lực lượng cơ động quốc gia”, và là “sự sắp đặt tốt nhất để bảo vệ lãnh thổ”. Thậm chí ông Terry Robling còn nhấn mạnh, mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines sẽ ngăn cản những tranh chấp lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương “ngày càng lan rộng”.

Mỹ - Phi thân mật, Trung Quốc ‘nóng mắt’ ảnh 2
 

Quân Mỹ đang tăng cường sự hiện diện tại khu vực Biển Đông

Cuộc tập trận Balikatan năm 2012 giữa Mỹ và Philippines được lựa chọn ở hải vực tỉnh Palawan thuộc miền Trung Philippines, giáp với Biển Đông, nhưng cả hai nước này đều tuyên bố “không nhằm vào Trung Quốc”. Cuộc tập trận năm nay lại được lựa chọn ở vịnh Subic thuộc phía Bắc Philippines. Quan chức quốc phòng Philippines cho biết Mỹ và nước này đang nghiêm túc thảo luận có nên tổ chức cuộc tập trận Balikatan năm 2014 trên đảo Palawan nữa hay không.

Tỉnh Palawan nằm giữa Biển Đông và biển Sulu, là tỉnh đảo lớn nhất của Philippines. Trước đó, quân đội Mỹ và Philippines đã nhiều lần diễn tập các nội dung như tác chiến đổ bộ “cướp đảo”, bảo vệ và giành lại giàn khoan dầu…

Đẩy mạnh hợp tác quân sự

Thanh niên Trung Quốc cho rằng, kể từ khi cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham nổ ra vào năm 2012, Philippines đã tích cực đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ, tàu chiến, máy bay chiến đấu và binh lính của Mỹ cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở khu vực xung quanh Philippines.

Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận Balikatan năm nay, lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin công khai với báo chí rằng, nếu bán đảo Triều Tiên xảy ra “tình huống vô cùng khẩn cấp”, chính phủ Philippines đã chuẩn bị ổn thỏa áp dụng những “biện pháp đặc biệt”, bao gồm cho quân đội Mỹ đồn trú tại Philippines. Ông Voltaire Gazmin cho biết, sự tồn tại của lực lượng quân sự Mỹ tại Philippines sẽ “rất có lợi” cho quốc gia này.

Mỹ - Phi thân mật, Trung Quốc ‘nóng mắt’ ảnh 3
 

Ngày 14-4, Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario cũng hưởng ứng lời phát ngôn của ông Voltaire Gazmin cho biết, theo Hiệp ước phòng ngự chung giữa Mỹ và Philippines, cho dù là Philippines hay Mỹ bị tấn công, hai nước đều sẽ phát động chiến dịch chung, “trong tình huống Philippines hoặc nước đồng minh bị tấn công, cho phép người Mỹ sử dụng căn cứ quân sự của Philippines là ý tưởng rất phù hợp với logic”.

Hiến pháp ban hành năm 1987 đang được áp dụng ở Philippines quy định, nghiêm cấp quân đội nước ngoài trường trú trong lãnh thổ Philippines, quy định này khiến quân đội Mỹ phải rút khỏi căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân vịnh Subic của Philippines vào năm 1991, kết thúc sự tồn tại một thế kỷ ở quốc gia Đông nam Á này. Tuy nhiên, từ năm 2002, hơn 700 lĩnh Mỹ đồn trú tại miền Nam Philippine với danh nghĩa chống khủng bố”.

Kể từ khi tổng thống Obama tuyên bố kế hoạch “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” vào năm 2011 trở lại đây, quân đội Mỹ lấy danh nghĩa tập trận hoặc sang thăm, liên tục mở rộng lực lượng trên lãnh thổ Philippines. Ngày 12-12-2012, trong thời gian tổ chức cuộc đối thoại chiến lược song phương lần thứ 3 giữa Mỹ và Philippines, hai nước đã đi đến được thống nhất chung trong các vấn đề như gia tăng số lượng tàu chiến, máy bay quân sự và số lượng lính Mỹ tại Philippines nhằm tăng cường các hoạt động huấn luyện, cứu trợ…

Những ý đồ riêng

Thanh niên Trung Quốc phân tích, do giữa Philippines và Trung Quốc xảy ra sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, các hoạt động quân sự giữa Mỹ và Philippines đã thu hút sự quan tâm chặt chẽ của phía Trung Quốc. Có phân tích cho rằng, hai quốc gia này đang lấy cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông làm điểm xuất phát để kiềm chế Trung Quốc.

Tờ báo phân tích rằng, xét từ phía Mỹ mặc dù Washington vẫn chưa chuẩn bị xong xuôi trực tiếp can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Mỹ đang có ý đồ lấy các cuộc tranh chấp này làm thời cơ để các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc Mỹ trở lại châu Á- Thái Bình Dương, thậm chí tuyên bố Mỹ trở lại không phải vì “lợi ích của riêng mình”. Trên thực tế, vài năm gần đây Mỹ ngày càng “nhiệt tình” thông qua các mô hình viện trợ quân sự, tập trận chung để lôi kéo các nước Đông Nam Á cùng kìm chế Trung Quốc.

Xét từ góc độ Philippines, kéo Mỹ quay trở lại nước này, không những có thể đảm bảo cho an ninh nội địa của Philippines, mà còn có thể dựa vào Mỹ để khiêu khích với lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoài ra, quân Mỹ đồn trú tại Philippine còn có thể đem lại nguồn viện trợ quân sự và kinh tế dồi dào cho quốc gia này, đồng thời cũng giúp chính phủ nước này tiêu diệt các thế lực vũ trang chống chính phủ và thế lực chủ nghĩa ly khai. Thực tế cho thấy, trong thời gian tới, trọng tâm chiến lược của quân đội Philippines vẫn là đối phó với các mối đe dọa về an ninh trong nước, bao gồm tổ chức vũ trang bạo lực Abu Sayyaf và lực lượng du kích “New People's Army”.

Huy Long
Theo Thanh niên Trung Quốc

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.