Mỹ phát triển đạn pháo bay xa hơn 76% đạn truyền thống, có thể bám dính mục tiêu di động

0:00 / 0:00
0:00
Đạn pháo 152mm thông thường. Ảnh: MSM.
Đạn pháo 152mm thông thường. Ảnh: MSM.
TPO - Một nhóm nhà thầu quốc phòng Mỹ đang phát triển loại đạn pháo mới có tầm bắn xa hơn 76% so với đạn truyền thống và có thể bám đuổi mục tiêu đang di chuyển, National Defense đưa tin ngày 14/10.

Nhóm nhà thầu quốc phòng do Boeing dẫn đầu dự kiến đến mùa hè năm sau sẽ trình diễn Ramjet 155 - loại đạn pháo có tầm bắn và tốc độ bay nhanh hơn đáng kể so với các loại đạn pháo hiện nay.

Ramjet 155 không có chất ôxy hóa nên chỗ bình thường để chứa chất ôxy hóa được dành để nạp thêm nhiên liệu nên đạn pháo mới bay xa hơn, nhanh hơn, ông Dan Palmeter, trưởng nhóm dự án, giải thích.

“Đó thực sự là loại vũ khí mà quân đội Mỹ chưa từng thấy trước đây. Chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi có thể thực sự giúp họ thực hiện chương trình ưu tiên hiện đại hóa, nhất là về vũ khí chính xác tầm xa”, ông Palmeter nói với National Defense.

Mỹ phát triển đạn pháo bay xa hơn 76% đạn truyền thống, có thể bám dính mục tiêu di động ảnh 1

Đạn pháo 155mm thông thường. Ảnh: MSM.

Loại đạn thông thường bắn từ đại bác có tầm bắn 25 dặm (40,2 km), còn Ramjet 155 có thể bay xa 44 dặm (70,8 km). Ngoài ra, loại đạn pháo mới có thể bám theo mục tiêu di động nhờ công nghệ truy đuổi mới và hệ thống dẫn hướng chính xác.

Ngoài Boeing, BAE Systems và Nammo cũng tham gia phát triển Ramjet 155, đặc biệt là về công nghệ đẩy. Lục quân, Bộ Quốc phòng Mỹ rất sốt ruột với việc cải tiến công nghệ đẩy để giúp đạn bay xa hơn, nên “chúng tôi hiểu rất rõ thông điệp của họ”, ông Palmeter nói.

Sau khi trình diễn Ramjet 155 vào hè 2022, các nhà thầu quốc phòng sẽ tiếp tục cải thiện tính năng của loại đạn pháo này.

Mỹ phát triển đạn pháo bay xa hơn 76% đạn truyền thống, có thể bám dính mục tiêu di động ảnh 2

Đạn pháo 122mm thông thường. Ảnh: MSM.

Các loại đạn pháo

Khác đạn súng, đạn pháo chứa thuốc nổ hoặc những vật nhồi khác. Khác đạn cối được bắn theo đường cầu vồng, đạn pháo được bắn thẳng vào những mục tiêu không bị che khuất. Đạn pháo thường được bắn từ pháo đặt trên mặt đất, xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến.

Đạn pháo có thể được chia thành khoảng chục loại. Loại phổ biến nhất là loại nổ mạnh (tiếng Anh là high explosive, viết tắt là HE), thường gồm vỏ thép, chất nổ và ngòi đạn. Ngòi đạn làm nổ đạn, tạo ra các mảnh văng. Tùy loại ngòi mà đạn nổ trên mặt đất, trên không, hoặc sau khi xuyên xuống đất.

Mỹ phát triển đạn pháo bay xa hơn 76% đạn truyền thống, có thể bám dính mục tiêu di động ảnh 3

Đạn pháo 155mm đời mới tên là BONUS do BAE Systems có tầm bắn 35 km. Ảnh: BAE Systems.

Để tiêu diệt các mục tiêu hạng nặng được bảo vệ kỹ bằng giáp kim loại như xe tăng, tàu chiến, người ta dùng đạn xuyên giáp (AP). Đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) tận dụng hiệu ứng Munroe (hiệu ứng xuyên lõm) để xuyên thủng xe bọc thép có ít lớp vỏ bảo vệ.

Ngoài ra, có các loại đạn nổ mạnh dẻo (HEP hoặc HESH), đạn chùm (gồm nhiều mảnh nhỏ), đạn hóa học (chứa hơi cay, hơi độc…), đạn khói (thường dùng để tạo trận địa ngụy trang), đạn chiếu sáng (chứa chất cháy tạo ánh sáng mạnh, có thể được gắn dù để làm giảm tốc độ rơi, tăng thời gian chiếu sáng ban đêm), đạn pháo chứa đạn thứ cấp (đạn mẹ chứa nhiều đạn con)…

Video giải thích cơ chế hoạt động của đạn xuyên giáp. Nguồn: PEGI (Hệ thống xếp hạng nội dung video game châu Âu).

MỚI - NÓNG
Đoạn đường Nguyễn Trãi bên cạnh hầm chui Thanh Xuân mênh mông nước tối 7/9. Ảnh: Thái An.
Mưa tối ngập đường Hà Nội, xe chết máy, rác trôi đầy
TPO - Tối nay (7/9), thêm nhiều cây xanh đổ gãy trên đường phố Hà Nội, nhưng người đi đường sợ hơn cả vẫn là tình trạng ngập nước ở một số nơi. Xe chết máy, nhiều người bì bõm, hì hục dắt xe cả đoạn phố dài, trong khi rác sinh hoạt, phế thải xây dựng lững lờ trôi…