Mỹ gộp ba lực lượng để dễ đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông

Một tàu của lực lượng tuần duyên Mỹ
Một tàu của lực lượng tuần duyên Mỹ
TPO - Mỹ vừa đề ra chiến lược mới để tích hợp các lực lượng trên biển, gồm cả lực lượng tuần duyên, nhằm đối phó với hiện diện gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Trong chiến lược chiến tranh trên biển đề ra cho thập kỷ tới mà Mỹ vừa công bố, ba lực lượng gồm Hải quân, Thuỷ quân lục chiến và Tuần duyên Mỹ cùng tạo nên “sức mạnh hàng hải tích hợp trên mọi vùng biển” và kêu gọi tăng cường các liên minh trên biển. Chiến lược này gọi Trung Quốc là “mối đe doạ chiến lược lâu dài và cấp bách nhất”. 

Chiến lược mang tên Lợi thế trên biển, được công bố từ tháng trước, xác định mục tiêu của Hải quân Mỹ là “bảo vệ tự do trên các vùng biển, ngăn chặn sự hung hăng và chiến thắng trong các cuộc chiến”. Tài liệu tuyên bố: “Hành vi và tốc độ phát triển quân sự của Trung Quốc đưa họ tiến vào quỹ đạo sẽ thách thức khả năng của chúng ta nếu tiếp tục làm như trước. Chúng ta đang ở điểm uốn cong”. 

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2015 Mỹ đưa ra chiến lược gộp ba lực lượng trên biển, vào thời điểm Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường sử dụng chiến thuật “vùng xám”, nghĩa là sử dụng sức mạnh dưới ngưỡng có thể dẫn đến chiến tranh truyền thống. 

Trung Quốc có yêu sách phi lý trên hầu khắp Biển Đông và tận dụng chiến thuật “vùng xám” trong nhiều năm qua để bắt nạt các nước láng giềng.

Biển Đông cũng trở thành điểm nóng tiềm tàng giữa Trung Quốc và Mỹ vì khu vực này có vị trí quan trọng chiến lược. 

Chưa có mấy thông tin về cách thức hoạt động của tuần duyên Mỹ trên Biển Đông, nhưng lực lượng này có lịch sử tham gia các hoạt động an ninh của Mỹ ở khu vực, như tham các đợt huấn luyện giữa Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ với các quốc gia Đông Nam Á, ông Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Quốc tế học ở Singapore, cho biết. 

Ông Dereck Grossman, một nhà phân tích quốc phòng tại Rand Corp., một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách ở Mỹ, cho rằng chiến lược này của Mỹ nhằm sử dụng “các nền tảng cơ động, ít sát thương và không sát thương để đối phó với sự hiện diện thực tế của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp”. 

“Mỹ có thể ngăn cản hiệu quả hơn các hoạt động của Trung Quốc nhờ cách này, dù Bắc Kinh có thể leo thang bằng cách triển khai khí tài của quân đội, châm ngòi cho nguy cơ can dự của Mỹ”, ông Grossman nói. 

Theo Theo ST
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.