Mỹ đã làm gì trong chiến lược cưỡng chế Trung Quốc?

Chuyên gia Mỹ nói Trung Quốc sẽ hung hăng, quả quyết hơn trong các vấn đề quân sự và lãnh thổ
Chuyên gia Mỹ nói Trung Quốc sẽ hung hăng, quả quyết hơn trong các vấn đề quân sự và lãnh thổ
TPO - Mỹ nhận ra rằng hoặc phải chấp nhận Trung Quốc đóng vai trò chính trong việc viết lại trật tự quốc tế, hoặc hành động để kìm hãm bước tiến của Trung Quốc. Và Washington đã chọn phương án sau bằng cách quay lại chiến lược cưỡng chế.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc có thể được tóm tắt trong một từ duy nhất: vỗ về. Tránh đối đầu công khai là một phần quan trọng của chính sách này – và Trung Quốc đã nhanh chóng học cách khai thác.

Theo chuyên gia Rodger Baker(*), trong thời gian này, Trung Quốc điều chỉnh các ý tưởng và hệ thống phù hợp với nhu cầu của mình, nhưng họ cũng củng cố hệ thống tư bản nhà nước. Trung Quốc càng phát triển, họ càng tin tưởng vào hệ thống của mình và Trung Quốc càng tìm cách thay đổi các chuẩn mực quốc tế tập trung vào phương Tây.

Bằng cách mạnh dạn khẳng định vai trò toàn cầu, Trung Quốc đã vượt ra khỏi cách tiếp cận trước đây. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng biết rằng họ chưa thực sự sẵn sàng với vai trò của một nhà lãnh đạo toàn cầu, và điểm yếu đó rất dễ phơi bày. Trung Quốc vẫn cần thời gian để hoàn thành trẻ hóa và tăng cường sức mạnh quốc gia. Nhưng họ đã phải đối mặt với những hạn chế trong việc tiếp cận thị trường và công nghệ và đồng thời phải gia tăng hoạt động quân sự ngoài nước trong phạm vi gần.

Mỹ, trong khi đó, nhận ra rằng việc trêu chọc Trung Quốc không còn giá trị. Các lựa chọn khác chỉ đơn giản là chấp nhận rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò chính trong việc viết lại trật tự quốc tế, hoặc hành động để kìm hãm bước tiến của Trung Quốc. Và Washington đã chọn phương án sau bằng cách quay lại chiến lược cưỡng chế.

Chiến lược đó gồm những gì? Đó là:

• Mỹ đã tìm cách giảm hoặc xóa bỏ sự sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng công nghệ từ Trung Quốc và đang thúc giục các công ty rời khỏi Trung Quốc.

• Hải quân Mỹ cũng đã duy trì nhịp độ hoạt động mạnh mẽ dọc theo ngoại vi Trung Quốc và tham gia các cuộc tập trận trên biển với một số quốc gia trong khu vực, bao gồm Nhật Bản và Úc.

Các động thái của Mỹ nhằm cắt đứt Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn quốc tế nhằm hạn chế dòng vốn đầu tư và trí tuệ rõ ràng là những nỗ lực kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, và Bắc Kinh thấy những điều này ít đe dọa hơn so với việc Mỹ kiềm tỏa Nhật Bản về thép phế liệu và tài nguyên nhiệt đới Nhật Bản. Nhưng nếu Bắc Kinh chưa đủ tự tin hoặc sức mạnh để sử dụng quân đội theo cách tương đương với các cường quốc khác - cụ thể là Mỹ, Nga và Châu Âu - thì vẫn có một công cụ hữu ích để chống lại áp lực quốc tế đang gia tăng.

Trung Quốc có thể, và tích cực làm việc để khai thác các rạn nứt trong hệ thống quốc tế, sự chia rẽ giữa các quốc gia Bắc Đại Tây Dương, liên minh và đối tác của Mỹ, nhận thức về sự bất bình đẳng giữa các quốc gia tiên tiến và đang phát triển trong các thể chế quốc tế. Nếu phương Tây phối hợp với nhau trong nỗ lực kìm hãm và định hình sự phát triển của Trung Quốc, việc này sẽ diễn ra vào thời điểm Trung Quốc vẫn dễ bị tổn thương. Bắc Kinh đang tiến nhanh hơn để củng cố vị thế của mình ở khu vực. Họ cần phải tăng tốc động lực công nghệ trong nước, tăng tiêu thụ nội địa và tạo ra các phụ thuộc kinh tế và kết nối chính trị trên khắp Âu Á.

Trung Quốc cũng thận trọng để ý đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, lo ngại rằng một sự thay đổi trong chính sách của Mỹ có thể dẫn đến sự phối hợp kinh tế và chính trị xuyên Đại Tây Dương, phối hợp kinh tế và an ninh xuyên Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc. Với cuộc bầu cử ở Mỹ chỉ còn vài tháng nữa, Trung Quốc có một cửa sổ nhỏ để đồng thời tăng tốc vị thế an ninh quốc gia của riêng mình và tăng cường nỗ lực khai thác các ưu tiên trước khi một sự thay đổi lãnh đạo ở Mỹ thay đổi nhận thức hiện tại về một nước Mỹ đơn độc.

Trong năm tới, chúng ta có thể thấy Bắc Kinh sẽ hung hăng, quả quyết hơn về quân sự và lãnh thổ ở gần biên giới của họ, hòa giải và hợp tác hơn ở châu Âu, châu Phi và châu Á khi nói đến kinh tế, đầu tư và kêu gọi toàn cầu hóa. Trên thực tế, những con đường có vẻ mâu thuẫn này là bổ sung - một đảm bảo không gian đệm xung quanh Trung Quốc, nhưng đồng thời khiến thế giới chia rẽ về cách đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc.

 (*) Rodger Baker là chuyên gia của hãng phân tích an ninh Stratfor  về các vấn đề toàn cầu và xu hướng trong tương lai. Quan điểm trong bài là của ông Baker, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.