Mỹ có kế hoạch mới để vô hiệu hoá sức mạnh tên lửa của Trung Quốc

Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng xe tấn công đổ bộ trong một cuộc diễn tập ở Philippines vào tháng 4/2019. (Ảnh: Reuters)
Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng xe tấn công đổ bộ trong một cuộc diễn tập ở Philippines vào tháng 4/2019. (Ảnh: Reuters)
TPO - Khi Washington và Bắc Kinh đang đổ lỗi cho nhau vì đại dịch COVID-19, một cuộc đấu dài hơi hơn giữa hai cường quốc Thái Bình Dương cũng đang ở thời điểm bước ngoặt khi Mỹ sẽ đưa vũ khí và triển khai chiến lược mới để thu hẹp khoảng cách về năng lực tên lửa với Trung Quốc.

Mỹ hiểu rằng Trung Quốc tích cực đẩy mạnh cải thiện năng lực vũ khí trong những năm qua. Giờ đây, sau khi đã trút bỏ thoả thuận kiểm soát vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có kế hoạch sẽ triển khai tên lửa hành trình mặt đất tầm xa đến châu Á – Thái Bình Dương. 

Lầu Năm góc có ý định trang bị cho lực lượng thuỷ quân lục chiến c phiên bản của tên lửa hành trình Tomahawk (hiện đang được trang bị cho tàu chiến), theo đề xuất ngân sách cho năm 2021 của Nhà Trắng và báo cáo của các tư lệnh quân đội Mỹ lên Quốc hội hồi tháng 3. Lầu Năm góc cũng sẽ tăng tốc kế hoạch lần đầu tiên đưa các tên lửa chống hạm tậm xa đầu mới đến khu vực, Reuters đưa tin.

Bước đi của Mỹ nhằm đối phó với lợi thế áp đảo của lực lượng tên lửa đạn đạo và hành trình mặt đất của Trung Quốc. Lầu Năm góc cũng có y định đảo ngược vị thế của Trung Quốc trong cái mà các chiến lược gia gọi là “cuộc chiến tầm bắn”. Quân đội Trung Quốc đã phát triển lực lượng tên lửa hùng hậu, có tầm tấn công vượt xa hầu hết vũ khí của Mỹ và các đồng minh ở khu vực, theo các quan chức và cố vấn của Lầu Năm góc. 

Và trong một bước chuyển quyết liệt về chiến thuật, lực lượng đánh thuỷ đánh bộ sẽ phối hợp với Hải quân Mỹ để tấn công tàu chiến của kẻ thù. Các đơn vị nhỏ và cơ động của lực lượng lính thuỷ đánh bộ được tranh bị tên lửa chống hạm sẽ trở thành sát thủ diệt hạm. 

Nếu xung đột nổ ra, những đơn vị đó sẽ được cử đi các điểm mấu chốt ở tây Thái Bình Dương và dọc khu vực gọi là chuỗi đảo thứ nhất, bắt đầu từ Nhật Bản kéo xuống Đài Loan (Trung Quốc), Philippines và quần đảo Borneo, bao vây vùng bờ biển của Trung Quốc. 

Các tư lệnh quân sự hàng đầu của Mỹ đã giải thích về chiến lược mới lên Quốc hội hồi tháng 3. Tư lệnh thuỷ quân lục chiến, Tướng David Berger, báo cáo với Uỷ ban quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 5/3 rằng các đơn vị lính thuỷ đánh bộ nhỏ được trang bị tên lửa chính xác có thể hỗ trợ Hải quân Mỹ giành được quyền kiểm soát trên các vùng biển, đặt biệt ở tây Thái Bình Dương.

 “Tên lửa Tomahawk là một trong những công cụ cho phép chúng ta làm điều đó”, ông Berger nói. 

Các nhà chiến lược quân sự như James Holmes và Toshi Yoshihara gợi ý từ hơn chục năm trước rằng chuỗi đảo thứ nhất là rào chắn tự nhiên có thể bị Mỹ tận dụng để khống chế Trung Quốc. Các tên lửa chống hạm đặt trên mặt đất có thể khống chế lối từ bờ biển Trung Quốc ra đại dương.

Các tư lệnh cấp cao của Mỹ cảnh báo rằng tên lửa đạo đạn và hành trình đặt trên mặt đất của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ và các đồng minh không thể lại gần vùng biển bờ biển của Trung Quốc. 

Nhưng triển khai tên lửa mặt đất trên chuỗi đảo thứ nhất sẽ tạo ra mối đe doạ tương tự đối với các tàu chiến Trung Quốc ra biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải, hoặc những tàu muốn thoát ra khỏi tây Thái Bình Dương. Nhật Bản và Đài Loan đã triển khai các tên lửa chống hạm đặt trên mặt đất vì mục đích này. 

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.