T129 là máy bay trực thăng quân sự được thiết kế cho các nhiệm vụ tấn công và trinh sát tiên tiến trong môi trường nóng và cao. Trực thăng trang bị hai động cơ turbine trục (turboshaft) được liên doanh giữa công ty Mỹ Honeywell và công ty Rolls Royce của Anh sản xuất.
Theo luật pháp Mỹ, các công ty nước ngoài muốn bán hàng thương mại cấp quân sự có nghĩa vụ phải xin giấy phép xuất khẩu. Chính phủ cũng cần thông báo cho quốc hội về doanh số quốc phòng lớn hơn 25 triệu đô la.
Tuy nhiên, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói với Middle East Eye rằng giấy phép xuất khẩu động cơ không cần sự cho phép của quốc hội Mỹ vì giá bán dưới 25 triệu USD.
"Giấy phép do Bộ Ngoại giao trực tiếp cấp", quan chức này cho biết. "Chúng tôi cũng đã nhận được giấy phép xuất khẩu các động cơ cần thiết cho máy bay trực thăng T129 vào năm ngoái để sử dụng cho Thổ Nhĩ Kỳ".
Dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, căng thẳng giữa hai nước ngày càng gia tăng do kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt hệ thống tên lửa này, chính phủ Mỹ đã loại Ankara khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35.
Hơn nữa, việc Tổng thống Joe Biden gần đây tuyên bố các sự kiện năm 1915 trong Thế chiến thứ nhất là tội diệt chủng người Armenia dưới tay đế chế Ottoman đã gây ra sự tức giận ở Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho rằng nhận xét của nhà lãnh đạo Mỹ là "sự xuyên tạc rõ ràng" về lịch sử phục vụ các mục đích chính trị.
Bất chấp căng thẳng ngày càng gia tăng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho biết đất nước của ông sẵn sàng bắt đầu một kỷ nguyên mới với Mỹ. "Tôi muốn nhắc nhở ông Biden rằng chúng ta không phải là xa lạ. Chúng ta có quan hệ độc đáo. Ông ấy thậm chí còn thể hiện lịch sự, đến thăm tôi tại nhà riêng trong thời gian tôi bị bệnh”, tổng thống Erdoğan tuyên bố.
Hồi tháng 4, Hải quân Philippines cho biết họ hiện đang tìm cách hợp tác với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng.
Nhật Bản cũng đã bắt đầu cung cấp cho quân đội Philippines các thiết bị cứu sinh và vật tư cứu trợ thảm họa để củng cố mối quan hệ ngoại giao.
Đại sứ Pakistan tại Philippines, Tiến sĩ Imtiaz Ahmad Kazi cũng tiết lộ rằng đất nước của ông sẵn sàng giúp quốc gia ở Đông Nam Á hiện đại hóa lực lượng vũ trang bằng cách cung cấp các thiết bị như vũ khí, đạn dược và máy bay không người lái.