Muốn trẻ thông minh, đừng cho ăn những thực phẩm này

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thông minh và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, những thực phẩm hằng ngày mà cha mẹ “vô tình” cho trẻ ăn cũng có thể là kẻ thù làm hại đến sự phát triển trí não của trẻ.

Sau đây là 5 loại thực phẩm mà các bậc phụ huynh cần tránh:

1. Đường trắng

Không chỉ có hại cho người lớn, đường trắng cũng có tác hại không nhỏ đến với trẻ em. Khi vào cơ thể, đường sẽ chuyển hoá thành axit, đẩy nhanh quá trình lão hoá tế bào, làm tế bào nhanh chết đi. Điều này đặc biệt không tốt cho các tế bào não, ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực ở trẻ.

Cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt hay thực phẩm chứa nhiều đường còn làm chức năng gan suy giảm, sâu răng và nhiều tác hại khác.

2. Thực phẩm chứa chất béo chuyển hoá

Chất béo chuyển hoá gây hại cho bất kỳ ai sử dụng nó bởi đó là nguyên nhân thúc đẩy nhanh chóng hình thành cholesterol xấu trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh cho hệ tim mạch như tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Đối với trẻ nhỏ, nếu tiêu thụ nhiều chất béo sẽ khiến não sớm thoái hoá hoặc chậm phát triển, tăng nguy cơ béo phì và loãng xương sau này.

Những loại thức ăn chứa nhiều chất béo chuyển hoá là thực phẩm rán trong dầu trên 2.000 độ C như gà rán, khoai rán; thực phẩm quay như vịt quay, heo quay…

3. Thực phẩm quá mặn

Tiêu thụ quá nhiều muối là tác nhân gây ra hàng loạt bệnh ở người lớn và trẻ em như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tổn thương mạch máu gây ảnh hưởng đến việc cung cấp và lưu thông máu cho các tế bào não, dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở não. Lâu ngày, việc tiêu thụ nhiều muối sẽ làm trí nhớ bị giảm sút, phản ứng cơ thể chậm chạp.

Đối với người trưởng thành, chỉ cần dùng dưới 7g muối/ngày, trẻ em nên giới hạn trong khoảng dưới 4g/ ngày. Cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm nhiều muối như cải muối, cà muối, thịt muối, cá khô, mắm, chao, tương hột…

4. Thực phẩm chứa chì

Chì là “sát thủ” của bộ não vì nó có khả năng thay thế vị trí hoạt động tại hệ thống thần kinh của sắt, canxi, kẽm. Những thực phẩm có chứa chì như: bỏng ngô, bỏng gạo, trứng muối, bánh quẩy… không nên ăn nhiều.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi ngày cơ thể chỉ được hấp thu một lượng chì không quá 60mg. Phèn chua trong quẩy có chứa chì nên nếu mỗi ngày ăn 50-100g quẩy thì sẽ vượt quá hàm lượng cho phép.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.