Muốn trẻ hóa phải có sự chuẩn bị

GS-TS Trần Văn Bính
GS-TS Trần Văn Bính
TP - GS-TS nhà giáo Nhân dân Trần Văn Bính, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa, Học viện Chính trị -Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh có cuộc trao đổi với phóng viên Tiền Phong xung quanh việc trẻ hóa cán bộ.
GS-TS Trần Văn Bính
GS-TS Trần Văn Bính.

Quan trọng là tư duy trẻ

Chỉ thị của Bộ Chính trị cũng nêu rõ các cấp ủy phải có tỷ lệ cán bộ trẻ ít nhất 15%, tuy nhiên sau kỳ Đại hội tại các địa phương vừa qua cho thấy, chỉ tiêu này hầu hết không đạt, vậy theo ông đâu là nguyên nhân?

Tôi nghĩ vấn đề trẻ hoá cán bộ là rất cần thiết. Thế nhưng, để trẻ hoá thì phải có sự chuẩn bị. Ví như chúng ta phải tạo điều kiện để thanh niên tham gia vào nhiều phong trào rồi trưởng thành từ các phong trào rồi ta mới đưa họ vào các vị trí lãnh đạo.

Mà nếu chúng ta chưa chuẩn bị được tốt mà cứ nhất thiết phải đưa người trẻ vào cấp ủy thì chúng ta mới chỉ chạy theo cơ cấu. Vì vậy chúng ta phải xây dựng chiến lược và thực hiện từng bước cụ thể.

Vậy theo ông chúng ta nên có cái nhìn toàn diện hơn về việc trẻ hóa cán bộ?

Theo tôi ngoài nhìn dưới góc độ tuổi tác thì cũng nên nhìn nhận dưới góc độ tư duy. Cái chúng ta cần là tư duy có trẻ hay không? Tại sao nhiều nước có chủ trương trẻ hóa lãnh đạo từ lâu mà vẫn có những lãnh đạo 70-80 tuổi? Thậm chí có Bộ trưởng nghỉ hưu lâu rồi nhưng vẫn đưa vào thành viên cho nội các mới…Vấn đề là kinh nghiệm và tư duy của người đó giỏi và cần thiết cho đất nước.

Quên đi “Quyền lực nhân dân” là vi phạm dân chủ

Thưa ông trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XI có nêu bật quan điểm phải tăng cường dân chủ trong Đảng và trong xã hội?

Trong tiếng Hy Lạp cổ đại thì dân chủ tức là “quyền lực thuộc về nhân dân”. Chừng nào anh quan tâm đến vấn đề quyền lực thuộc về nhân dân thì chừng đó anh quan tâm đến tính chất dân chủ. Chừng nào anh quên đi quyền lực nhân dân và cho mình đứng trên quyền lực đó là vi phạm về dân chủ.

Tôi mừng là Đại hội Đảng lần này đã nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ. Thực ra từ khi có Đảng, thì Đảng ta đã quan tâm và coi trọng vấn đề này. Một trong những tiêu chí đầu tiên của nước Việt Nam sau cách mạng là “Việt Nam dân chủ cộng hoà, độc lập tự do hạnh phúc”. Qua đó để thấy rằng từ “dân chủ” được đặt ở vị trí trên nhất.

Theo ông, phải làm thế nào để phát huy quyền lực của người dân và cần có cơ chế ra sao để dân thể hiện được quyền lực đó?

GS-TS Trần Văn Bính

Đảng, Nhà nước được giao quyền lãnh đạo quần chúng nhân dân nhưng để sự lãnh đạo quần chúng nhân dân đi tới hiệu quả thì lại phải biết dựa vào nhân dân và phải biết phát huy sức mạnh của nhân dân. Mọi chủ trương chính sách phải biết lấy ý kiến của dân, tham khảo ý kiến nhân dân. Thậm chí tạo điều kiện để nhân dân cùng tham gia hoạch định chủ trương chính sách. Bác Hồ đã từng làm như vậy.

Thậm chí Bác còn dạy: “Nếu có một chủ trương, một nghị quyết nào mà chưa nhận được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân thì hãy trả chủ trương, nghị quyết đó để quần chúng nhân dân góp ý kiến và đề nghị họ tự sửa chữa”.

Vậy chúng ta nên có cơ chế như thế nào để Đảng tiếp nhận những góp ý, đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng hoạch định các chính sách thưa ông?

Để chủ trương của Đảng được tiến hành một cách trọn vẹn thì phải làm thế nào đó có nhiều cách thông tin đến với quần chúng nhân dân, khơi dậy, tạo điều kiện, tạo cơ chế để quần chúng nhân dân phát biểu ý kiến của mình về vấn đề đó.

Và tôi muốn rằng trong bộ phận quần chúng nhân dân đó có bộ phận trí thức được đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết thì con đường phát triển của đất nước được rút ngắn hơn.

Theo ông, trong giai đoạn hiện nay thì phẩm chất nào của người lãnh đạo từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương cần phải có để thực hiện tốt nhiệm vụ?

Chúng ta phải luôn thấm nhuần tư tưởng của Lenin, Hồ Chí Minh. Lenin coi Đảng là trí tuệ là danh dự là lương tâm của dân tộc và thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm Đảng là đạo đức là văn minh. Và làm thế nào để Đảng đạt được những giá trị đó thì mỗi đảng viên hay nhà lãnh đạo phải tự soi rõ, tự rèn luyện tu dưỡng. Không tu dưỡng thì làm sao nắm được trí tuệ của nhân loại. Không tu dưỡng làm sao nắm được đạo đức của loài người.

Dân phải được giám sát tài sản của cán bộ

Mới đây cụm từ “giàu nhanh” được nhắc đến nhiều trong công tác giới thiệu và bầu nhân sự cấp ủy với ý nghĩa như một rào cản, ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?

Tôi nghĩ đây là việc phải làm, đó cũng là một việc để sàng lọc cán bộ. Một người tự nhiên giàu nhanh thì anh làm sao có sự minh bạch trong đời sống được. Khi thấy anh giàu nhanh tức là người ta nghi ngờ anh rồi. Mà khi cán bộ nằm trong diện nghi ngờ thì thật khó phát triển. Tôi nghĩ rằng đời sống của người cán bộ cần phải được minh bạch.

Nhưng thưa ông để kiểm tra sự minh bạch này ngoài vai trò của tổ chức Đảng thì rất cần đến sự kiểm tra giám sát từ phía nhân dân?

Đây là việc làm cần thiết. Càng ngày chúng ta càng nhận thức sâu sắc tư tưởng của Hồ Chủ tịch rằng để xây dựng Đảng được tốt thì chúng ta phải dựa vào dân.

Xin cảm ơn ông.

Phùng Sưởng

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Giá vàng nhẫn tròn trơn vượt 70 triệu đồng/lượng. (Ảnh: Như Ý).
Giá vàng đồng loạt vọt tăng
TPO - Sáng nay (29/3), giá vàng trong nước tăng tới 700.000 đồng/lượng, lên mức 81 triệu đồng/lượng vàng SJC, vàng nhẫn tròn trơn vượt 70 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh cao mới, lên mức 2.232 USD/ounce.