Mùng 2 Tết: Chùa Hương đón hơn 2 vạn khách

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn - cho biết chưa khai hội chính thức nhưng hơn 2 vạn khách đã đổ về chùa Hương trong ngày mùng 2 Tết.

Ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng BQL khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn - cho biết trong ngày đầu mở cửa đón khách, khu di tích đón hơn 2 vạn người. Đây là ngày cuối cùng trong dịp Tết Nguyên đán khách được miễn phí vé tham quan.

Dự kiến số người đổ về chùa Hương trong dịp đầu xuân tăng cao, BQL khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn chủ động xây dựng các phương án đảm bảo an toàn cho du khách.

"Mọi công việc đều được chuẩn bị chu đáo từ trước, an ninh trật tự và các vấn đề giao thông đến thời điểm hiện tại rất thuận lợi. Tất cả lực lượng vào vị trí từ 5h sáng mùng 2 Tết", ông Nguyễn Bá Hiển, trưởng BQL khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn nói với Tiền Phong.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách tham dự ngày khai hội chùa Hương vào mùng 6 Tết Nguyên đán (ngày 27/1), lực lượng công an thành phố Hà Nội sẽ được điều động tăng cường từ ngày mùng 4 Tết Nguyên đán tại khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Những đổi mới tại khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn như phát hành vé vào cửa điện tử, hệ thống xe điện đưa khách từ cổng vào bến đò... sẽ được triển khai đồng bộ từ mùng 3 Tết Nguyên đán (ngày 24/1).

Cụ thể, khách mua vé điện tử và chuyển sang xe điện di chuyển vào bến đò Suối Yến nếu đi từ cổng Hội Xá. Cổng chợ Dầu từ Ứng Hòa - Cổng Tiên Mai năm nay không bán vé như mọi năm, khách đi thẳng vào bến xe chính.

Vé xe điện có giá 10.000 đồng/người/lượt, đồng giá cho các tuyến. Giá vé tham quan thắng cảnh và xuồng đò là 130.000 đồng/người. Vé gửi ôtô bán theo giờ, có giá dao động từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng/giờ.

Ban tổ chức cũng niêm yết giá dịch vụ xuồng, đò. Tuyến đò đi Hương Tích có giá 50.000 đồng/người/2 lượt. Tuyến đò đi Long Vân - Tuyết Sơn có giá 30.000 đồng/người/2 lượt.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.