Mực ma cà rồng tham ăn, chết ngạt khi đang nhấm nháp con mồi

0:00 / 0:00
0:00
Hình ảnh minh họa cho thấy một con mực ma cà rồng lớn hơn tóm gọn đồng loại nhỏ hơn trong 8 xúc tu của nó.
Hình ảnh minh họa cho thấy một con mực ma cà rồng lớn hơn tóm gọn đồng loại nhỏ hơn trong 8 xúc tu của nó.
TPO - Kẻ săn mồi - một con mực ma cà rồng tham ăn tóm gọn đồng loại bé hơn, ngậm chặt bằng 8 xúc tu và bắt đầu thưởng thức bữa ăn mà không ngờ thảm họa ập đến với không chỉ con mồi mà còn chính nó.

Đó là câu chuyện đã xảy ra khoảng 180 triệu năm trước, theo Livescience. Các nhà khoa học chia sẻ trong nghiên cứu được công bố mới đây trên Tạp chí Cổ sinh vật học của Thụy Sĩ rằng, một phiến đá phiến lưu giữ dấu ấn hóa thạch của hai con mực ma cà rồng đã tiết lộ những khoảnh khắc cuối cùng của chúng.

“Chúng tôi cho rằng kẻ săn mồi đã vui mừng khi bắt được con mồi đến nỗi không nhận ra rằng nó đang chìm. Nó có thể đã bị cuốn vào các lớp nước cực ít ôxy, bị ngạt thở, chết và chìm vào trong lớp bùn mềm", tác giả nghiên cứu thứ nhất, ông Christian Klug, người phụ trách Bảo tàng Cổ sinh vật của Đại học Zurich và là giáo sư tại Viện Cổ sinh vật học giải thích.

Mực ma cà rồng tham ăn, chết ngạt khi đang nhấm nháp con mồi ảnh 1

Ảnh minh họa hóa thạch của 2 con mực ma cà rồng trên phiến đá phiến dưới mức độ ánh sáng khác nhau (hình A, B) và ảnh minh họa giải phẫu chúng (C).

Nhà sưu tập nghiệp dư Dieter Weber đã tìm thấy phiến đá phiến lưu giữ những dấu ấn hóa thạch của hai con mực ma cà rồng trong một mỏ đá bỏ hoang đối diện câu lạc bộ chơi golf ở Ohmden, một đô thị ở miền nam nước Đức.

Ông Weber nhận thấy sinh vật hóa thạch trên phiến đá ôm chặt con mồi nhỏ hơn bằng tất cả 8 xúc tu. Weber sau đó đã bán phiến đá trên cho một trong những nhà nghiên cứu và rồi phiến đá được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Stuttgart.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, khu vực ít oxy, nơi con mực ma cà rồng xấu số bị cuốn vào rồi bỏ mạng đó có thể là lý do khiến 2 sinh vật biển kỷ Jura được bảo tồn nguyên sơ như vậy cho đến tận ngày nay.

Theo Livescience
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.