Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực

Các hoạt động của Quân đội Nga tại Bắc Cực đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, thậm chí nước này còn tập trận với các nước CSTO tại đây.
Các hoạt động của Quân đội Nga tại Bắc Cực đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, thậm chí nước này còn tập trận với các nước CSTO tại đây.
Theo hãng thông tấn Star, các đơn vị đặc nhiệm của quân đội Nga và lính thủy đánh bộ Belarus vừa có đợt tập trận chung tại Bắc Cực với sự tham gia của hơn 100 binh sĩ của cả hai nước.
Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 1

Được biết lực lượng đổ bộ đường không mới được Nga và Belarus triển khai ở Bắc Cực là một phần của lực lượng phản ứng nhanh thuộc CSTO. Do đó đây không phải chỉ là đợt tập trận thông thường giữa hai nước mà còn là việc khẳng định sự hiện diện quân sự của CSTO ở một phần lãnh thổ Bắc Cực. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 2

Đây có thể được xem là cách Moscow đáp trả lại việc Mỹ và một số nước Bắc Âu thuộc khối quân sự NATO tập trận quy mô lớn gần Bắc Cực vào đầu năm nay. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 3

Theo Bộ Quốc phòng Nga, đợt tập trận lần này là nhằm giúp nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị vũ trang phản ứng nhanh thuộc CSTO ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 4

IL-76 là dòng máy bay vận tải quân hạng nặng được Nga triển khai để tham gia đợt tập trận lần này, nó có thể trở theo ít nhất 200 lính dù cùng đầy đủ trang bị. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 5

Toàn bộ lực lượng đổ bộ đường không hỗn hợp Nga-Belarus được triển khai ở độ cao hơn 1.500m, bên cạnh đó binh sĩ của cả hai nước cũng được bị mẫu dù chuyên dụng Crossbow-2 dành cho các đơn vị đặc nhiệm của Nga. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 6

Mỗi binh sĩ khi tham gia đổ bộ đường không đều phải mang theo số lượng quân trang từ 30kg-50kg và phải hành quân trong điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 7

Khoảng khắc đơn vị đổ bộ đường không hỗn hợp Nga-Belarus được triển khai từ chiếc IL-76. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 8

Các binh sĩ thuộc đơn vị đặc nhiệm Quân đội Nga với quân phục ngụy trang kỹ thuật số đặc trưng dành cho tác chiến địa hình băng tuyết. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 9

Tập kết sẵn sàng cho đợt nhảy dù mới. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 10

Ngoài việc triển khai lực lượng đổ bộ đường không IL-76 cũng tham gia diễn tập hổ trợ không vận cho các đơn vị mặt đất ở Bắc Cực. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 11

Máy bay vận tải quân IL-76 được Không quân Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1974 và cho tới nay nó vẫn phục vụ trong không quân nhiều nước trên thế giới, đây cũng là dòng máy bay vận tải chủ lực cho Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 12

Hình ảnh các binh sĩ kiểm tra lại dù cùng quân trang cho một đợt nhảy. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 13

Hiện tại Hiệp ước an ninh tập CSTO chỉ còn lại 6 thành viên thay vì 9 thành viên như trước đây trong đó Nga và Belarus là hai nước dẫn đầu khối hiệp ước này. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 14

Được biết đây cũng là một trong những đợt trận đầu tiên của CSTO trong năm nay, trước đó Quân đội Nga cũng đã có tập trận chống khủng bố chung với Tajikistan tại nước này. Nguồn ảnh: Star

Mục kích lực lượng tinh nhuệ Nga đổ bộ xuống Bắc Cực ảnh 15

Hình ảnh một binh sĩ kiểm tra lại vũ khí lần cuối trước khi máy bay cất cánh. Nguồn ảnh: Star

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.