Mù chữ cao, năng suất thấp

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai phải qua) trao đổi với các đại biểu dự hội nghị ở TP Cần Thơ ngày 4-12. Ảnh: Sáu Nghệ
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai phải qua) trao đổi với các đại biểu dự hội nghị ở TP Cần Thơ ngày 4-12. Ảnh: Sáu Nghệ
Hội nghị 'Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Tây Nam Bộ' tại TP Cần Thơ ngày 4-12 đưa ra nhiều thông tin cho thấy một bức tranh đáng lo ngại của vùng nông nghiệp trọng điểm nước nhà: Tỷ lệ mù chữ cao, năng suất lao động thấp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai phải qua) trao đổi với các đại biểu dự hội nghị ở TP Cần Thơ ngày 4-12. Ảnh: Sáu Nghệ
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai phải qua) trao đổi với
các đại biểu dự hội nghị ở TP Cần Thơ ngày 4-12. Ảnh: Sáu Nghệ.

Chưa đi học

Theo báo cáo của UBND TP Cần Thơ, lực lượng lao động ở thành phố trung tâm ĐBSCL năm 2010 có 4,9% chưa bao giờ đi học; 22,5% chưa tốt nghiệp tiểu học. So với năm 2000, tỷ lệ chưa bao giờ đi học có giảm 1,2% nhưng tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học lại tăng 2,3%. Tổng cộng, tỷ lệ lao động chưa bao giờ đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học là 27,4%.

Tỉnh An Giang có dân số cao nhất ĐBSCL với hơn 2,1 triệu người, cũng là địa phương trọng điểm sản xuất lúa. Theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang, năm 2009 trong số người từ 15 tuổi trở lên, 10,3% chưa bao giờ đi học; 31,7% chưa tốt nghiệp tiểu học. Cộng hai con số là 42%.

Tỉnh Trà Vinh có đặc điểm là tỷ lệ người Khmer đông. UBND tỉnh cho biết, năm 2009, trong số lao động đang làm việc, có 15% chưa bao giờ đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học.

Lao động học vấn thấp dẫn đến trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc không có. TP Cần Thơ đang có 58% lao động trong độ tuổi chưa được đào tạo. Còn tỉnh An Giang có đến 94,2% số người từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Ở tỉnh Trà Vinh, lao động chưa qua đào tạo 74,5%. Cả ĐBSCL, từ 15 tuổi trở lên có 93,4% chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Từ đó, theo Bộ KH-ĐT, năng suất lao động và thu nhập đầu người của ĐBSCL hiện rất thấp, so với đồng bằng sông Hồng, năng suất lúa chỉ bằng 91,2%, thu nhập GDP bình quân đầu người bằng 84,9%.

Ngắn hạn và tại chức

Lao động của ĐBSCL được đào tạo chuyên môn ít và trong số được đào tạo, chủ yếu lại đào tạo ngắn hạn. Ở TP Cần Thơ, trong tổng số lao động, đào tạo ngắn hạn chiếm 32,8%, sơ cấp và trung cấp 6,4%, cao đẳng trở lên hơn 2,6%.

Trong số được đào tạo cao đẳng và đại học, một phần khá lớn là hệ tại chức, được gọi là “vừa học vừa làm và liên thông”. Theo Bộ GD&ĐT, ở ĐBSCL hiện có 11 trường đại học, 1 phân hiệu đại học và 27 trường cao đẳng. Năm 2010, có 166.111 sinh viên, trong đó, tỷ lệ sinh viên tại chức so với chính quy trong các trường đại học là 37,8%, trong các trường cao đẳng là 17,4%. Ở một số trường, sinh viên đại học hệ tại chức so với chính quy có tỷ lệ rất cao như Đại học Trà Vinh 177,9%; Đại học Đồng Tháp 73,3%; Đại học Cần Thơ 52,6%.

Bên cạnh đó, các trường đại học và cao đẳng còn đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, bồi dưỡng với 33.174 học sinh (có 14,7% vừa học vừa làm). Việc này khiến 35 trường trung cấp chuyên nghiệp ở ĐBSCL trong năm 2010 chỉ tuyển được 14.362 học sinh.

Năm 2010 ở ĐBSCL, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản chiếm 45,5% GDP, nhưng tỷ lệ sinh viên đang học ngành nông lâm thủy sản chỉ chiếm 8,4% tổng số sinh viên và theo Bộ GD&ĐT, số sinh viên đăng ký dự thi vào nhóm ngành này ngày càng giảm. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: “Đây là vấn đề phải suy nghĩ nghiêm túc”.

Để vượt ra khỏi những yếu kém và mất cân đối nhân lực hiện nay, ĐBSCL đang cần những giải pháp về chính sách. Nhưng các địa phương ở ĐBSCL lại rơi vào tình trạng nan giải như báo cáo của UBND tỉnh An Giang viết: “Thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành và cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, có khả năng hoạch định chính sách”.

Sự hẫng hụt thể hiện rõ ở TP Cần Thơ, nơi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất ĐBSCL. Nhân lực trong các cơ quan Đảng, đoàn thể còn gần 30% chưa qua đào tạo; trong đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chỉ có 0,2% là tiến sỹ; lao động kỹ thuật nông lâm thủy sản chỉ chiếm 15% lao động có chuyên môn nghiệp vụ.

Hơn 4 triệu người từ 15 tuổi chưa học hết tiểu học

Cả vùng ĐBSCL, trong số người từ 15 tuổi trở lên, có 6,9% chưa đi học (gần 0,9 triệu người) và 26,7% chưa tốt nghiệp tiểu học (gần 3,5 triệu người). Cộng là 33,6%. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG