Có 17 kết quả :

Mủ thô rớt giá, nông dân đua nhau chặt bỏ cây cao su

Mủ thô rớt giá, nông dân đua nhau chặt bỏ cây cao su

TP - Mủ cao su liên tục rớt giá trong thời gian gần đây khiến nông dân nhiều vùng ở TT-Huế không còn mặn mà với loài cây công nghiệp một thời được mệnh danh là “vàng trắng” của tỉnh này. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, cây cao su bị chặt hạ chủ yếu diễn ra tại các vùng chuyên canh như Hương Trà, Nam Đông.
Công nhân lao đao vì giá cao su “tụt dốc”

Công nhân lao đao vì cao su rớt giá

TP - Giá mủ cao su “lao dốc”, hàng trăm hộ gia đình công nhân rơi vào cảnh khó khăn. Nhiều gia đình chạy ăn từng bữa. Khi đồng lương, thưởng không còn hậu hĩnh, họ phải tự xoay xở trong cơn bĩ cực.
Khổ vì mủ cao su rớt giá

Khổ vì mủ cao su rớt giá

TP - Từng được xem là “vàng trắng” nhưng gần một năm nay, giá mủ cao su tuột dốc xuống quá thấp khiến các doanh nghiệp và người dân chuyên canh cao su lo mất ngủ mất ăn.
Hàng chục tấn mủ cao su bị khách hàng từ chối

Hàng chục tấn mủ cao su bị khách hàng từ chối

TP - Ngày 3-10, tin từ Phòng NN&PTNT huyện Nam Đông (tỉnh TT- Huế) cho biết, hơn 50 tấn mủ đông cao su trên địa bàn bị khách hàng từ chối và có nguy cơ thoái trả, do nông dân dùng acid sunfuric đánh đông mủ để tiết kiệm thời gian sơ chế.
Một nữ công nhân tự chém vào đầu

Một nữ công nhân tự chém vào đầu

TP - Bị đề nghị cho thôi việc vì nghi ăn trộm mủ cao su, chị Lê Thị Đào (SN 1969, công nhân Nông trường cao su Xà Bang, thuộc Cty cao su Bà Rịa - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã dùng dao Thái Lan tự chém vào đầu mình nhiều nhát, phải khâu 13 mũi.
Nhiều con đường bị cày nát khi các DN vào vùng dự án trồng cao su

Vàng trắng 'khoắng' rừng Tây Nguyên: Ai hưởng lợi ?

TP - Chưa bao giờ Tây Nguyên lại có một lượng rừng lớn cùng lúc bị khai hoang thành đất trống như năm 2007 đến nay. Mỗi năm có vài chục ngàn ha rừng bị khai hoang chuyển sang đất nông nghiệp; hàng trăm ngàn mét khối gỗ được khai thác. Ai hưởng lợi từ chính sách này khi mục tiêu giải quyết việc làm cho đồng bào tại chỗ, phát triển hạ tầng vùng dự án đến nay chưa triển khai được…
Dân lợi dụng việc chuyển rừng nghèo khai thác gỗ trái phép

Nhiều bất ổn

TP - Các tỉnh Tây Nguyên quá chú tâm chuyển đổi những vùng rừng rộng lớn, liền ô liền thửa giao cho các doanh nghiệp trồng cao su đã gây nên nhiều bất ổn. Doanh nghiệp có kinh nghiệm trồng cao su thì không có đất; dân thiếu đất sản xuất nhưng lại giao rừng cho doanh nghiệp; tình trạng tranh chấp đất nhiều chỗ bị phần tử xấu lợi dụng kích động…
Khai hoang đất rừng nghèo trồng cao su ở Gia Lai

'Vàng trắng' khoắng rừng Tây Nguyên

TP - Năm 2006 toàn vùng Tây Nguyên có hơn 117.400 ha cao su, tập trung chủ yếu ở Gia Lai (61.936ha) thì đến cuối năm 2011 diện tích cao su ở Tây Nguyên tăng lên 174.700ha. Hai năm lại đây giá mủ cao su liên tục tăng cao, giá hiện nay gần 100 triệu đồng/tấn mủ khô, khiến việc ồ ạt trồng cao su trở nên nóng bỏng ở Tây Nguyên. Nhiều cánh rừng nhanh chóng biến thành vườn cao su.