Một lao động xuất khẩu bỏ trốn khỏi Malaysia vì... quá khổ!

Một lao động xuất khẩu bỏ trốn khỏi Malaysia vì... quá khổ!
19 giờ ngày 10/12, anh Phạm Hồng Phước - một công nhân (CN) xuất khẩu lao động tại Malaysia đã về đến TPHCM sau chuyến "đào tẩu thành".

Anh không còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, mà bản thân anh trực tiếp ký cách đây 3 năm.

Có mặt ở nhà người bà con tại quận Tân Phú, TPHCM - nơi mẹ anh đang làm giúp việc - Phạm Hồng Phước trên gương mặt vẫn chưa hết thất thần.

Anh kể lại: Tháng 12/2005, qua một Cty môi giới xuất khẩu lao động tại quê anh - huyện Ba Tri - Bến Tre, Phạm Hồng Phước làm thủ tục xin đi lao động xuất khẩu, với hy vọng là chỉ một thời gian làm việc ở nước ngoài, anh sẽ tích cóp được một khoản tiền không nhỏ để phụ giúp gia đình như Cty môi giới nói.

Sau khi vay ngân hàng khoảng 20 triệu đồng, Phạm Hồng Phước đóng cho Cty môi giới và mọi thủ tục sang Malaysia lao động được hoàn thành chóng vánh.

Tháng 12/2005, anh chính thức lên đường tới Malaysia, được phân về nhà máy sản xuất sản phẩm hộp nhựa điện tại Johor. Theo Phước thì đây là một nhà máy nhỏ, có 3 CN lao động Việt Nam và chủ yếu là lao động người Indonesia.

Thời gian đầu, lương hàng tháng của Phước là 800 ringgit, sau đó cứ giảm dần. 20 CN được bố trí ở trong một nhà kho của nhà máy, ăn uống tự túc.

Thu nhập hàng tháng, Phước chỉ đủ chi phí và tích cóp lắm cũng chỉ gửi về không bao nhiêu cho mẹ để trả nợ vay ngân hàng.

Lao động thì quần quật, theo như Phước kể thì nếu đi làm chậm 5 phút là bị trừ lương ngay tức khắc, dù thu nhập của anh không bao giờ vượt quá 2 triệu đồng tiền Việt Nam.

Công việc dù không đến nỗi nặng nhọc, nhưng độc hại, ăn uống khá kham khổ, chỗ ở thì tạm bợ, lại thêm 2 tháng 10 và 11.2008 không có lương, nên từ tháng 11.2008, Phạm Hồng Phước đã nghĩ đến chuyện đào tẩu.

Ngồi cùng Phạm Hồng Phước, tôi không thể nghĩ là anh vừa trở về từ Malaysia sau 3 năm lao động vì dáng người gầy gò, ốm yếu. Anh bảo thế này là mừng lắm rồi khi có mặt an toàn ở TPHCM, được gặp lại mẹ, người thân và không bao giờ dám nghĩ đến chuyện xuất khẩu lao động nữa, khi ở Việt Nam mình làm có khi còn có thu nhập cao hơn...

Khi hỏi Hồng Phước là sau 3 năm lao động ở Malaysia, còn được bao nhiêu để trả nợ? Phước ngậm ngùi bảo: Nợ vay ngân hàng thì vẫn chưa trả hết, còn tích cóp sau 3 năm lao động cũng đủ tiền mua... 2 điện thoại di động về làm kỷ niệm một chuyến đi nhớ đời.

Theo Vũ Hùng
Lao động

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.