Một chữ bình

Một chữ bình
TP - Thảm họa kinh hoàng xảy ra với nước Nhật, tôi nhớ đến vua trà đạo Sen Genshitsu và Trà sư Shizuo Mochizuki. Khu vực xảy ra động đất, sóng thần ở phía đông bắc, còn cố đô Kyoto, quê hương của Trà phái Urasenke lừng danh ở phía tây nam, có lẽ không mấy ảnh hưởng?

>> Kỹ năng ứng phó thảm họa

>> Toàn cảnh động đất gây sóng thần tấn công Nhật Bản

Tôi nhớ chữ bình trong bài giảng về đạo trà của các ông trong ngôi nhà cổ Hội An hôm ấy. Ngoài tinh thần “Hòa, kính, thanh, tịch” của Trà đạo Urasenke, thì chữ bình đặc biệt làm nên thần thái của người Nhật.

Sự bình thản, bình tĩnh trước mọi gian nguy, khốn khó. Vua trà đạo bảo, với một chữ bình, ông sẵn sàng đi đến mọi nơi để nói chuyện, kể cả những nơi xung đột nhất như Iraq, bởi ở đó, trái tim con người đã cằn cỗi, bị dục vọng lấn át, họ không nghĩ đến những điều lớn hơn là tình thân ái, yêu thương nhau…

Tôi nhớ đến Masami Nakamura- tình nguyện viên của JICA tại Việt Nam cùng với những người Nhật khác, trong đó có cả nữ, khi lặng lẽ sải những guồng tay bơi bộ suốt 20 cây số biển từ cửa sông Hoài ra tới đảo Cù Lao Chàm, điều trong lịch sử Hội An chưa ai dám từng thử thách. Dù khi đó có những áp lực khách quan buộc họ phải bỏ cuộc.

Tôi nhớ bài thơ Haiku lừng danh của thi sĩ Kawataba Bosha từ đầu thế kỷ trước: “Chỉ là một giọt sương/Nằm trên tảng đá/Mà không gì hủy diệt được”.

Tại sao ở nhiều nước khác, khi thảm họa xảy ra, hầu như ai cũng hoảng loạn để rồi sẵn sàng đạp lên nhau đào thoát riêng mình. Cũng không chỉ trong tình huống thảm họa, ngay cả trong lễ hội cầu đón sự an nhẹ tâm hồn như phát ấn đền Trần vừa rồi, và nhiều sự kiện khác, người ta cũng chà đạp lên đầu nhau.

Tại sao trong khi người Nhật vẫn đang xếp hàng dài cả cây số bên đống đổ nát chờ nhận nước sạch, lương thực, những hàng hoa vẫn mở ở Tokyo và nhiều nơi, vẫn không hề xảy ra cướp bóc hôi của, thì lễ hội hoa anh đào và một số cuộc trình diễn hoa khác ở ta lại trở nên tan nát vì những bàn tay ùa tới cướp giật. Tại sao ở ta cứ có sự kiện đông người là hàng quán ào ào tăng giá, tha hồ chặt chém, trong khi ở Nhật lúc này giá cả vẫn bình ổn…

Ở ta, trường học đã bắt đầu chú ý đến dạy dỗ trẻ em về kỹ năng sống. Nhưng có cảm giác vẫn chỉ mới mang tính hình thức, mới chỉ chạm vào phần vỏ của vấn đề. Cả người lớn đa phần cũng vẫn chưa có được kỹ năng này.

Kỹ năng đối mặt và xử lý khủng hoảng không chỉ là việc dựa vào sức khỏe, cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, sử dụng phương tiện, lợi dụng địa hình…, mà còn ở phần gốc rễ nhất, đó là văn hóa, đạo đức. Đoàn kết, tôn trọng, sẻ chia, tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, thượng tôn luật pháp và tự trọng với chính mình, và còn cần nhiều hơn thế.

Tinh thần thép, sự thông minh, kiên trì chịu khó làm nên một nước Nhật từ nghèo khó, trống rỗng tài nguyên, thường xuyên thiên tai trở nên một quốc gia hùng cường. Nhưng không phải cứ là một cường quốc, thì người dân đất nước ấy nghiễm nhiên được thế giới tôn trọng, như thế giới đang tôn trọng người Nhật

Chữ bình của vua trà đạo Sen Genshitsu mới chỉ là một phần phẩm chất được nuôi dưỡng lâu bền của người Nhật.

Cầu mong sự bình an sớm mau trở về trên quê hương trà đạo.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.