Một bị cáo vắng mặt trong phiên xử Trịnh Xuân Thanh tham ô

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC đến tòa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC đến tòa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
TPO - Sáng nay, 24/1, TAND TP Hà Nội xét xử Trịnh Xuân Thanh và 7 đồng phạm trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Cty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land). Bị cáo Lê Hòa Bình, nguyên Chủ tịch Cty 1/5 và Cty Minh Ngân có đơn xin xét xử vắng mặt.

Có 8 bị cáo bị truy tố về tội tham ô tài sản gồm Trịnh Xuân Thanh (SN 1966) – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Cty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); Đào Duy Phong – nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land; Nguyễn Ngọc Sinh – nguyên TGĐ PVP Land; Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng) – nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà; Thái Kiều Hương – nguyên Phó TGĐ Cty CP Đầu tư Việt Nam; Nguyễn Thị Kim Thoa – nguyên Kế toán trưởng Cty CP xây dựng và dịch vụ 1/5, Cty Minh Ngân.

Riêng bị cáo Lê Hòa Bình – nguyên Chủ tịch HĐQT Cty 1/5, Cty Minh Ngân có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Đại diện VKSND cho rằng, căn cứ vào Bộ luật tố tụng, bị cáo Bình đã có trình bày tại giai đoạn điều tra và tòa đã chỉ định luật sư nên việc xét xử vắng mặt không ảnh hưởng tới quyền lợi của bị cáo Bình cũng như phiên tòa.

Một bị cáo vắng mặt trong phiên xử Trịnh Xuân Thanh tham ô ảnh 1

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản tại PVP Land. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Hội đồng xét xử (HĐXX) cũng triệu tập các điều tra viên của Bộ Công an, gồm các ông: Trịnh Quang Thái; Nguyễn Hoàng Minh; Lê Đức Bình; Nguyễn Thanh Tuấn. Tuy nhiên, chỉ có ông Thái và Minh có mặt tại tòa. Về việc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và 2 điều tra viên vắng mặt, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bào chữa cho bị cáo Đinh Mạnh Thắng, đề nghị, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ có 3 kiểm sát viên nhưng hiện tại có sự hiện diện của kiểm sát viên có 4 nên tòa cần làm rõ vị kiểm sát viên thứ tư này. Luật sư Huy Thiệp và một số luật sư khác cho biết, họ cũng đang tham gia bào chữa tại phiên tòa Phạm Công Danh ở TPHCM (đang trong phần tranh luận), nên mong HĐXX tạo điều kiện để họ làm tròn nhiệm vụ trong cả 2 vụ án, như có thể thông báo trước kế hoạch của tòa.

Luật sư Lê Văn Thiệp, bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh, đề nghị HĐXX kết thúc giờ làm việc theo đúng quy định, không kéo dài tới 18h30 – 19h để đảm bảo hiệu quả làm việc của các luật sư, bị cáo.

Trước ý kiến của các luật sư, thẩm phán Đặng Thị Thanh Huyền đề nghị vị kiểm sát viên thứ tư, không thuộc thành phần tham gia xét xử phải xuống ghế sau ngồi. HĐXX cũng hiểu các luật sư phải tham gia 2 vụ án ở xa nhau nhưng không thể thông báo trước kế hoạch làm việc vì tòa không hạn chế việc xét hỏi, tranh luận…

Sáng nay, Tòa tiến hành kiểm tra căn cước các bị cáo, sau đó đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng...

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.